Site icon LawPlus

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG TỪ 01/01/2021

Bộ Luật Lao Động từ 01/01/2021. Ngày 20/11/2019, Quốc Hội đã thông qua Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2021. Bộ Luật Lao Động 2019 đã thêm mới, điều chỉnh, bổ sung.rất nhiều nội dung quan trọng so với Bộ Luật Lao Động hiện hành.và được cho là sẽ tác động khá nhiều đến quan hệ lao động.và việc quản lý nhân sự của các đơn vị sử dụng lao động. Sau đây là các nội dung thay đổi chính yếu của Bộ Luật Lao Động 2019.do LawPlus thực hiện, nhằm hỗ trợ Quý Khách Hàng trong công tác chuẩn bị.trong thời gian Bộ Luật Lao Động 2019 sắp có hiệu lực.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Mở rộng đối tượng áp dụng của pháp luật lao động.đối với người làm việc không có quan hệ lao động; lao động nhận công việc.về làm tại nhà; và miễn, giảm thủ tục.đối với trường hợp sử dụng dưới 10 lao động.
  2. Bổ sung quyền của người lao động được từ chối làm việc.nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe.trong quá trình thực hiện công việc.hoặc có vấn đề cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  3. Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: (i) buộc người lao động.thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.; và (ii) mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động.

II. VIỆC LÀM, TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

  1. Quy định rõ NLĐ không phải trả.chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
  2. Bổ sung hình thức sổ quản lý lao động bằng bản điện tử.và thẩm quyền nhận báo cáo định kỳ tình hình thay đổi.về lao động (thông báo thêm cho cơ quan bảo hiểm xã hội).

III. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

  1. Mở rộng khái niệm của hợp đồng lao động: nội dung thỏa thuận thể hiện.về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.thì được coi là hợp đồng lao động.
  2. Chấp nhận hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua.phương tiện điện tử; hợp đồng lao động bằng lời nói.chỉ được giao kết dưới 1 tháng.
  3. Bổ sung thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động của NSDLĐ.
  4. Không còn hợp đồng lao động mùa vụ.hoặc công việc dưới 12 tháng.
  5. Bổ sung một số nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động: chức danh.của người giao kết hợp đồng lao động; mức lương theo công việc hoặc chức danh;.và bảo hiểm thất nghiệp.
  6. Không được ký kết phụ lục hợp đồng lao động.để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
  7. Thử việc: bổ sung (i) cách thức ghi nhận thời gian thử việc; (ii) thời gian thử việc.cho quản lý doanh nghiệp; và (iii) trách nhiệm.đánh giá, thông báo kết quả thử việc.
  8. Bổ sung trường hợp Người lao động được.đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước.
  9. Bổ sung quy định về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc.và một số trường hợp người sử dụng lao động được quyền.đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải báo trước cho NLĐ.
  10. Bổ sung trường hợp Người sử dụng lao động không được.đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đang nghỉ thai sản.hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  11. Bổ sung trách nhiệm của NLĐ phải hoàn trả cho NSDLĐ.các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ
  12. Điều chỉnh trường hợp NSDLĐ phải thông báo và cơ quan nhận thông báo.khi NSDLĐ cho NLĐ thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ.hoặc vì lý do kinh tế.
  13. Bổ sung nghĩa vụ của người sử dụng lao động.khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền.sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
  14. Bổ sung nội dung phải có trong Phương án sử dụng lao động.và trách nhiệm niêm yết công khai Phương án sử dụng lao động.
  15. Điều chỉnh trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ: (i) Bỏ giới hạn thời gian.thông báo trước cho NLĐ khi HĐLĐ hết thời hạn; (ii) Bổ sung các.trường hợp NSDLĐ không phải thông báo trước cho NLĐ.khi chấm dứt HĐLĐ; (iii) Điều chỉnh thời gian thanh toán các.khoản liên quan khi chấm dứt HĐLĐ.từ 7 ngày làm việc lên 14 ngày làm việc; (iv) NSDLĐ phải cung cấp bản sao các tài liệu.trong quá trình lao động miễn phí khi NLĐ yêu cầu.
  16. Bỏ trường hợp HĐLĐ vô hiệu do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế.hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động. Bỏ thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động.
  17. Bổ sung các trường hợp NSDLĐ được và không được sử dụng lao động thuê lại. Bộ Luật Lao Động

IV. GIÁO DỤNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ

  1. Bổ sung khái niệm về học nghề và tập nghề.
  2. Bổ sung các nội dung cần có trong hợp đồng học nghề. Bộ Luật Lao Động

V. ĐỐI THOẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

  1. Tăng thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc từ 3 tháng/lần lên 1 năm/lần.và bổ sung 7 trường hợp cụ thể phải tổ chức đối thoại.
  2. Thương lượng tập thể: (i) Bổ sung các nội dung thương lượng tập thể; (ii) Bổ sung.Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu.thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động.trong doanh nghiệp theo quy định; và.Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động.tại cơ sở; (iii) Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày.kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ.trường hợp các bên có thỏa thuận khác; (iv) Bổ sung.trường hợp thương lượng tập thể không thành.
  3. Bỏ thời gian giới hạn thực hiện TULĐTT khi sửa đổi, bổ sung TULĐTT.và tăng thời gian duy trì hiệu lực của TULĐTT từ 60 ngày lên 90 ngày trong.trường hợp TULĐTT hết hạn mà các bên chưa thương lượng hoàn tất.

VI. TIỀN LƯƠNG Bộ Luật Lao Động

  1. NSDLĐ không còn phải gửi thang bảng lương cho cơ quan thẩm quyền;
  2. Cho phép trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp; điều chỉnh.nếu NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn.vì lý do bất khả kháng từ 15 ngày trở lên.thì NSDLĐ phải đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính.theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng.do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động.công bố tại thời điểm trả lương.
  3. Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ.
  4. NSDLĐ phải chi trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản.và chuyển tiền lương cho NLĐ và bỏ việc NSDLĐ.được thay đổi hình thức trả lương.
  5. Ngừng việc do sự cố hoặc bất khả kháng trên 14 ngày làm việc.thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận.nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc.trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  6. Bổ sung trường hợp NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất.bằng tiền lương của những ngày nghỉ hàng năm.và tiền tạm ứng không bị tính lãi.
  7. Thưởng cho NLĐ có thể không phải là tiền mà có thể bằng tài sản hoặc các hình thức khác.và phải được ghi nhận trong Quy chế thưởng.

VII. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

  1. NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ biết thời giờ làm việc, có trách nhiệm bảo đảm.giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
  2. Tăng thời giờ làm thêm theo tháng từ 30 giờ lên 40 giờ.và bổ sung trường hợp NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm.không quá 300 giờ trong 01 năm.
  3. Điều chỉnh nội dung NLĐ làm việc (kể cả làm việc theo ca) từ 6 giờ trở lên/ngày.thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục (45 phút liên tục vào ban đêm).và được tính vào giờ làm việc.
  4. Bổ sung trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng.với ngày nghỉ lễ, tết thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.
  5. Ngày Quốc Khánh được nghỉ 02 ngày.(ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau). Nâng tổng ngày nghỉ lễ, tết lên 11 ngày.
  6. Bổ sung cách tính ngày nghỉ hàng năm khi NLĐ chưa làm đủ 12 tháng.và quy định về tạm ứng tiền lương khi nghỉ hàng năm.
  7. Bổ sung trường hợp nghỉ việc riêng vẫn.được hưởng nguyên lương cho NLĐ áp dụng cho con nuôi, cha/mẹ nuôi.

VIII. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

  1. Nội quy lao động: (i) Bắt buộc NSDLĐ phải có NQLĐ, nếu 10 NLĐ trở lên.thì phải có NQLĐ bằng văn bản và phải đăng ký; (ii) Bổ sung 3 nội dung mới.bắt buộc phải có trong Nội quy lao động; (iii) NSDLĐ phải gửi NQLĐ.đã đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi.đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  2. Điều chỉnh nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ; đối với NLĐ chưa đủ 15 tuổi thì.phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
  3. Tách hình thức xử lý “cách chức” thành 1 hình thức xử lý kỷ luật riêng.
  4. Bổ sung việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  5. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc.bồi thường thiệt hại sẽ được quy định riêng.

IX. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG GIỚI

  1. Bổ sung nội dung bảo vệ thai sản. Bộ Luật Lao Động
  2. Bổ sung trách nhiệm thông báo cho NSDLĐ.và kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.trong trường hợp chấm dứt hoặc tạm hoãn HĐLĐ. Thời gian tạm hoãn do các bên thỏa thuận.nhưng không thấp hơn thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
  3. Bổ sung quy định về chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam: khi vợ sinh con, người lao động.nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ.và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

X. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

  1. Lao động chưa thành niên: (i) Bổ sung các nhóm độ tuổi.Lao động chưa thành niên. (ii) Khi sử dụng lao động chưa thành niên, NSDLĐ.phải có sự đồng ý của cha, mẹ.hoặc người giám hộ. (iii) NSDLĐ phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên.được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao.trình độ kỹ năng nghề. (iv) Bổ sung nơi cấm sử dụng người lao động từ đủ.15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc: điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử.
  2. NLĐ cao tuổi: (i) Bổ sung quyền thỏa thuận rút ngắn thời gian làm việc.của người cao tuổi. (ii) Được giao kết nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn.
  3. NLĐ nước ngoài làm việc tại VN: (i) Bổ sung tuổi: từ 18 tuổi trở lên. (ii) Bổ sung nhà thầu được tuyển dụng lao động nước ngoài. (iii) Có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. (iv) Bổ sung Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.không thuộc diện cấp giấy phép lao động: Người nước ngoài kết hôn.với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. (v) Bổ sung thời gian gia hạn giấy phép lao động: chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. (vi) Bổ sung trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực:  làm việc không đúng.với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

XI. BẢO HIỂM 

Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình cho NLĐ: kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu.của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.là đủ 60 tuổi 03 tháng đối.với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng.đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng.đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028.và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

XII. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

  1. Bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp.lao động cá nhân: Hội đồng trọng tài lao động.
  2. Điều chỉnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
  3. Bổ sung các trường hợp NLĐ có quyền đình côngBộ Luật Lao Động
  4. Bổ sung quy định về thủ tục lấy.ý kiến tập thể lao động khi đình công.
  5. Điều chỉnh giảm đối tượng cần.thông báo về việc quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

XIII. THANH TRA LAO ĐỘNG, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG

  1. Bổ sung quyền của thanh tra lao động. Bộ Luật Lao Động
  2. Bổ sung các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về lao động.

Quý Khách Hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ.LawPlus theo số hotline +84 2862 779 399 hoặc email info@lawplus.vn.

LawPlus

Bài viết liên quan
Exit mobile version