LawPlus cung cấp dịch vụ đăng ký Chỉ dẫn địa lý theo luật sở hữu trí tuệ.
Trong xu hướng chung của thị trường hiện nay, uy tín thương mại của doanh nghiệp.được tạo dựng qua các dấu hiệu gắn liền với hàng hóa của họ như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Trong đó, việc sản phẩm của cá nhân, tổ chức mang CDĐL đã được bảo hộ.sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm.
Với bài phân tích dưới đây, LawPlus sẽ đi sâu hơn vào phân tích tổng thể quá trình.đăng ký CDĐL, cũng như một vài lưu ý khi bảo hộ CDĐL, nhằm giúp cho.Quý khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về việc thực hiện quyền đăng ký CDĐL.
Table of Contents/Mục lục
1. Chỉ dẫn địa lý là gì và quyền sở hữu được xác lập như thế nào?
Chỉ dẫn địa lý là một khái niệm pháp lý có nguồn gốc ở Châu Âu, và được phổ biến rộng rãi.trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới thông qua Hiệp định về các khía cạnh thương mại.liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs): “Một chỉ dẫn địa lý.chỉ dẫn một hàng hóa có xuất xứ từ một lãnh thổ hay một khu vực có chất lượng, uy tín.hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.và/hoặc yếu tố con người hay tự nhiên tạo nên”.
Dựa trên quy định của luật quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa “Chỉ dẫn địa lý.là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”. Như vậy, chỉ dẫn địa lý bao gồm tên địa lý, dấu hiệu, ký hiệu.và hình ảnh biểu tượng phải được nhận biết bằng thị giác.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL được xác lập.trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế.mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Điều kiện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Việc khai thác hiệu quả từ việc đăng ký bảo hộ CDĐL không chỉ đơn thuần.là sử dụng, gắn các chỉ dẫn trong kinh doanh bằng các tem, nhãn hiệu, mà còn.nhằm phát triển danh tiếng của doanh nghiệp trong nền kinh doanh thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.thông qua hoạt động của một doanh nghiệp hay một tổ chức.từ mục đích phát triển thương hiệu.
a. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý.từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
(ii) Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng.hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ.hoặc nước tương ứng với CDĐL đó quyết định. Theo đó:
+ Danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL được xác định.bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến.và chọn lựa sản phẩm đó;
+ Đặc tính của sản phẩm mang CDĐL được xác định bằng một.hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng.hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh.và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được.bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
b. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
Trong trường hợp khi các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, và mất đi.khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, nói cách khác.là tên gọi xuất xứ hàng hóa đã không còn được bảo hộ dưới danh nghĩa CDĐL nữa.
-
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý.không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
Cụ thể là đối với những CDĐL ở nước ngoài thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.nếu các CDĐL tại nước đó không được bảo hộ.và không được sử dụng nữa.
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
Khi một nhãn hiệu đã được bảo hộ mà sản phẩm đăng ký CDĐL trùng với nhãn hiệu đó.thì pháp luật sở hữu trí tuệ quy định sản phẩm đó sẽ không được thực hiện bảo hộ.
(iv) CDĐL gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng.về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Khi người tiêu dùng hiểu sai về nguồn gốc địa lý trên sản phẩm mang chỉ dẫn.thì pháp luật quy định sản phẩm mang chỉ dẫn đó sẽ không được bảo hộ.
Như vậy, nếu một địa danh đăng ký cho sản phẩm được sản xuất tại.đó thuộc một hoặc nhiều hơn trong bốn trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ là CDĐL.
c. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý.và khu vực mang chỉ dẫn địa lý
Các điều kiện địa lý liên quan đến CDĐL là những yếu tố tự nhiên, yếu tố.về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL đó.
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái.và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo.của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Khu vực địa lý mang CDĐL có ranh giới.được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
3. Chủ thể có quyền đăng ký sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý Việt Nam
Theo quy định pháp luật Việt Nam, CDĐL.là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, cho nên quyền đăng ký.và sử dụng CDĐL thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng Nhà nước không trực tiếp.thực hiện các quyền này mà trao quyền cho:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL;
- Tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó, hoặc;
- Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL thực hiện.
Đối với các CDĐL có nguồn gốc từ nước ngoài, chủ thể có quyền đăng ký.và tổ chức cá nhân có quyền sử dụng CDĐL tại nước xuất xứ.
4. Chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng
Khác với các loại tài sản trí tuệ khác, Luật Sở hữu trí tuệ quy định.về Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: “Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng”. Theo đó, quyền đối với CDĐL là một quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt.và vì thế CDĐL không được chuyển nhượng. Bởi người thực hiện quyền đăng ký CDĐL của Việt Nam.không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó, mà chủ sở hữu.chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó,CDĐL chỉ đích danh một địa chỉ, một vùng miền với những đặc trưng riêng biệt, dễ nhận biết.và mang tính thu hút, có lợi ích đối với địa danh đó. Với bản chất để phát triển, duy trì đặc tính đặc biệt và giữ cho địa danh của mình điều kiện phát triển.và thu lợi tức cùng với đặc điểm tự nhiên như văn hóa, địa hình, khí hậu,… của khu vực đó. Như vậy, chỉ dẫn địa lý đối với một địa danh là cố định, không thể nào chuyển nhượng.từ địa phương này sang địa phương khác.
5. Hình thức nộp đơn bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy.hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
5.1. Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai: theo mẫu quy định, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn
- Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm.mang CDĐL đối với đơn đăng ký CDĐL;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký CDĐL được nộp.thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Các tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
- Đối với trường hợp CDĐL nước ngoài, phải nộp thêm.tài liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó.
5.2. Hình thức nộp đơn
- Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn trực tiếp.hoặc qua đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ Việt nam hoặc các văn phòng đại diện.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trí tại Việt Nam.và tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cả nhân nước ngoài.không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký.thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số.và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản.để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
6. Thời hạn xử lý đơn.và hiệu lực bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
- Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký CDĐL được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng.
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Văn bằng bảo hộ CDĐL ghi nhận tổ chức quản lý CDĐL, các tổ chức, cá nhân.có quyền sử dụng CDĐL, CDĐL được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm.mang CDĐL, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang CDĐL.
– Chứng nhận đăng ký bảo hộ CDĐL có thể bị huỷ bỏ theo yêu cầu của bên thứ 3 trong các trường hợp sau:
(i) Đơn đăng ký bảo hộ không có quyền đăng ký; hoặc
(ii) CDĐL trong đơn đăng ký không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định
- Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ CDĐL có thể chấm dứt do các điều kiện địa lý.có liên quan đến danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính của sản phẩm mang CDĐL.đã thay đổi dẫn đến làm mất danh tiếng, chất lượng hoặc các đặc tính của sản phẩm.
7. Lưu ý đối với doanh nghiệp bảo hộ chỉ dẫn địa lý.trước những hành vi xâm phạm
7.1. Các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu CDĐL đã đăng ký bảo hộ.sẽ bị coi là vi phạm quyền đối với CDĐLđã đăng ký
(a) Sử dụng CDĐL đã được bảo hộ cho các sản phẩm không đáp ứng được các đặc tính.và chất lượng riêng biệt của sản phẩm mang CDĐL mặc dù các sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
(b) Sử dụng CDĐL đã được bảo hộ cho các sản phẩm tương tự với sản phẩm mang CDĐL.vì mục đích lợi dụng danh tiếng và uy tín của sản phẩm mang CDĐL đó;
(c) Sử dụng dấu hiệu giống hoặc tương tự với CDĐL đã được bảo hộ cho các sản phẩm không có nguồn gốc.từ khu vực địa lý mang CDĐL đó, vì vậy.khiến cho khách hàng lầm tưởng rằng các sản phẩm đó có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
(d) Sử dụng CDĐL đã được bảo hộ cho các loại rượu hoặc rượu mạnh mà không có nguồn gốc.từ các vùng lãnh thổ mang CDĐL, thậm chí nơi mà nguồn gốc thực của hàng hoá được chỉ dẫn.hay CDĐL được sử dụng dưới dạng dịch hay phiên âm.hoặc đi kèm bởi các từ như “loại”, “kiểu”, “phong cách”, “mô phỏng” hoặc tương tự như vậy.
7.2. Để bảo vệ CDĐL đối với sản phẩm của mình, các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ.bằng những biện pháp nhất định hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, như là
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm, mà các hành vi đó có thể bị xử lý.theo quy định của pháp luật bằng hành chính, dân sự, hình sự và kiểm soát hải quan.
Trên đây là tổng hợp phân tích của LawPlus liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường Việt Nam. Quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ LawPlus theo số hotline: +84268277399 hoặc email info@lawplus.vn.
LawPlus