Lần đầu tiên khái niệm về Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được pháp luật quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và được công nhận trong một Bộ luật chính thức tại Việt Nam. Mô hình DNXH này từ khi xuất hiện đã có những đóng góp to lớn đối với xã hội, nhất là đối với tình hình hiện nay, khi mà nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động.đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh thì việc các doanh nghiệp lựa chọn chuyển sang DNXH như.là một giải pháp để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường… Vì vậy, Nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập hoặc chuyển đổi Doanh nghiệp thành DNXH.
Sau đây, LawPlus sẽ giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ hơn những điều kiện cũng như.thủ tục để Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành DNXH.
CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Table of Contents/Mục lục
1. Thực trạng các DNXH tại Việt Nam
a) Về số lượng
- Theo Báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, bối cảnh và chính sách” ngày 16/5/2012, ở nước ta gần 200 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của DNXH.
- Còn theo số liệu từ hệ thống của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4 năm 2020, có khoảng 114 DNXH và chi nhánh, văn phòng đại diện của DNXH đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh.
b) Về phạm vi hoạt động
- Phạm vi hoạt động của DNXH ở Việt Nam hiện nay rất phong phú và đa dạng. Theo Báo cáo nghiên cứu “Hiện trạng DNXH tại Việt Nam”, có đến 50% DNXH có trụ sở tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Gần 50% còn lại hoạt động ở khu vực nông thôn. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
c) Về hình thức pháp lý
- Theo Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng DNXH tại Việt Nam cho thấy, DNXH có hình thức pháp lý đa dạng. Một số được đăng ký dưới hình thức hoạt động là DNXH, trong khi những doanh nghiệp khác được coi như.doanh nghiệp tư nhân thông thường. Các hoạt động dưới hình thức hợp tác xã hoặc các hình thức khác.
- Theo số liệu từ Hệ thống của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4 năm 2020, hình thức pháp lý mà DNXH đăng ký.với cơ quan đăng ký kinh doanh chủ yếu là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Do pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận hình thức pháp lý của DNXH.là doanh nghiệp nên không có DNXH nào đăng ký thành lập với hình.thức pháp lý là hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
d) Về quy mô và doanh thu
- Hầu hết các DNXH ở Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ, cả về nguồn nhân lực, tài chính và doanh thu. Theo Ban Các vấn đề xã hội và môi trường của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2019, ước tính các DNXH có dưới 20 nhân viên chiếm tới 70%.
- Theo Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, DNXH có quy mô nhỏ chiếm 40%, với doanh thu trên dưới 1 tỷ VND; 19% DNXH báo cáo doanh thu từ 1 đến 5 tỷ VND; 23% DNXH báo cáo có doanh thu từ 5 đến 25 tỷ VND; có tới 12% DNXH báo cáo doanh thu trên 25 tỷ VND. Độ tuổi lãnh đạo DNXH từ 25 – 44 chiếm 58,1%. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
e) Về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của DNXH
- Hiện nay, DNXH ở Việt Nam hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ lại không đồng đều.
- Theo Báo cáo nghiên cứu Hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, lĩnh vực phổ biến nhất mà các DNXH Việt Nam hoạt động là nông nghiệp – chiếm 35%; tiếp theo là y tế (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%); chăm sóc trẻ em 5%; việc làm và kỹ năng 4%; bán lẻ 4%; hỗ trợ kinh doanh 3%; ngành công nghiệp (web; thiết kế, in ấn) 2%; chăm sóc sức khỏe 2%; hỗ trợ tài chính và dịch vụ 2%; chăm sóc xã hội 2%; giao thông 2%; văn hóa và giải trí 1% và các lĩnh vực khác chiếm 35%.
- Có thể thấy rằng, DNXH ở Việt Nam có các lĩnh vực hoạt động khá phong phú, song vẫn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
2. Điều kiện để Doanh nghiệp chuyển đổi thành DNXH
DNXH phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
-
Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
-
Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
-
Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp.để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
Như vậy để trở thành một doanh nghiệp xã hội thì.cần phải có đầy đủ tất cả các điều kiện trên.
3. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội
a) Quyền của Doanh nghiệp
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
b) Nghĩa vụ của Doanh nghiệp
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước.ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện.đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về.thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện các thông tin này thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
c) Quyền và nghĩa vụ riêng đối với Doanh nghiệp xã hội
Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung như những doanh.nghiệp thông thường thì Doanh nghiệp xã hội có thêm các quyền và nghĩa vụ sau:
-
Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
-
Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
-
Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm.b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động;
-
Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được.cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt. động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
-
Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có.thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
-
Có trách nhiệm phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam. kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động.
Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện. không đầy đủ Cam kết và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư;
-
Người quản lý doanh nghiệp ở nhiệm kỳ hoặc thời gian có liên.quan chịu trách nhiệm liên đới đối với các thiệt hại phát. sinh trong trường hợp Doanh nghiệp xã hội vi phạm quy định pháp luật.
Lưu ý: Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan.có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc.không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
4. Trình tự thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội
a) Nơi nộp hồ sơ:
Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi. doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
b) Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
-
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (Phụ lục II-26 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
-
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên.đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu. công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ thì có thêm:
-
Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền: Bản sao y công chứng;
-
Văn bản ủy quyền. CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
5. Hình thức nộp hồ sơ và thời gian giải quyết
a) Hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng cách.nộp trực tiếp hoặc trực tuyến như sau:
- Trực tiếp: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại.hình doanh nghiệp đến Phòng Đăng Ký kinh doanh nơi mà. doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Trực tuyến: Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng.ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh.nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy. trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
b) Thời hạn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ: CHUYỂN ĐỔI THÀNH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
- Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc. gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng.văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Trên đây là bài phân tích về quy định chuyển đổi doanh.nghiệp thành DNXH mà Law Plus muốn gửi đến Quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm ở.lĩnh vực tư vấn cùng đội ngũ Luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn giúp Quý Doanh nghiệp, Quý Khách hàng hiểu rõ hơn các quy định của.luật để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi chuyển đổi doanh nghiệp cũng.như trong quá trình vận hành. Để nhận được sự tư vấn kịp thời, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ.với LawPlus thông qua hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn