Site icon LawPlus

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

đăng ký nhãn hiệu, logo

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ.của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy.được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều.hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một.hoặc nhiều mầu sắc. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu.với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Thông thường, đăng ký nhãn hiệu áp dụng cho các thiết kế logo, thiết kế nhãn hàng hóa.

 

Nhãn hiệu được sử dụng như thế nào ?

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  1. Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện.kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong.hoạt động kinh doanh;
  2. Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ.để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  3. Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

 

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng.cho hàng hoá.do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp.có quyền.đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường.nhưng.do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất.không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

 

Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

1. Ai được thực hiện đăng ký?

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại.Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại.Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp.hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài.không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập.quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

2. Tra cứu thông tin

Trước khi thực hiện đăng ký thì đơn vị đăng ký.phải thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến nhãn hiệu đăng ký để.đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

3. Xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ đăng ký

Tùy vào nhu cầu sử dụng nhãn hiệu mà xác định.nhóm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký theo bảng.Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nice hoặc Phân loại Vienna.

Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nice.là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các hàng hóa.và dich vụ phục vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu. Phân loại Nice được xây dựng theo Thỏa ước Nice vào năm 1957.và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Nice tiến hành sửa đổi thường kỳ.)

Phân loại Vienna là một hệ thống có cấu trúc thứ bậc được dùng.để phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu thành Lớp – Nhóm – Phân nhóm.trên cơ sở hình dạng của các yếu tố hình. Phân loại Viên được xây dựng theo Thỏa ước Vienna vào năm 1973.và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Viên tiến hành sửa đổi thường kỳ.

4. Tài liệu đăng ký

Tài liệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

  1. 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy.theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần.mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả.để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu.có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó.phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài.thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải.là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần.Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân.nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
  2. 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm.theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước.và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của.mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm.và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày.trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai.và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  4. Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể.hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng k. cần phải có thêm các tài liệu sau:

    1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
    2. Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm.mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng.cho sản phẩm có tính chất đặc thù.hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm.hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
    3. Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu.chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh.hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
    4. Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.cho phép sử dụng địa danh.hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu.tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh.hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Các tài liệu khác (nếu có)

    1. Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp.thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
    2. Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu.đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu.của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…).
    3. Các tài liệu xác nhận quyền đăng ký.
    4. Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
    5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Đăng ký nhãn hiệu, ví dụ nhãn hiệu Starbucks

5. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

6. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký.nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký.nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Lưu ý: thời hạn trên đây có thể kéo dài trong trường hợp cần thiết.phải giải trình theo yêu cầu của Cục trong quá trình xử lý.

7. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy.hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.của Cục Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số.và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản.để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và hiệu lực

Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu gọi.Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến.hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ.phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực.văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên.thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

 

Trên đây là các hướng dẫn tổng hợp của LawPlus.liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đơn vị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.cần phải lưu ý đánh giá về khả năng gây nhầm lần, tính tương tự của nhãn hiệu khi tra cứu.

Ngoài ra, cần phải lưu ý.về cách thức phân loại hàng hóa/dịch vụ cho phù hợp, các.nguyên tắc ưu tiên, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và xử lý các vấn đề phát sinh.trong quá trình đăng ký trong thời hạn quy định.

LawPlus có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.và hỗ trợ tra cứu miễn phí cho Quý Khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyên môn.về bảo hộ, bảo vệ hiệu quả nhất cho các quyền trí tuệ của các cá nhân.và tổ chức một cách hiệu quả, nhanh chóng, chất lượng và chi phí hợp lý gồm:

  1. Tra cứu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
  2. Tư vấn và đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  3. Dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ logo;
  4. Tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  5. Tư vấn và đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;
  6. Dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích;
  7. Tư vấn và đăng ký bản quyền đối với tác phẩm;

  8. Tư vấn và đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
  9. Nhượng quyền thương mại và cấp Li-xăng;
  10. Tư vấn xử lý các khiếu nại đơn đăng ký;
  11. Tư vấn, rà soát, xử lý các xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

Vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline +84 2862 779 399.hoặc email info@lawplus.vn để được tư vấn cụ thể.

LawPlus

Bài viết liên quan
Exit mobile version