Site icon LawPlus

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM 2021

Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 2021. Mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc cũng như chính sách tăng cường thu hút đầu tư.từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để tuyển dụng lao động nước ngoài.đã kéo theo xu hướng ngày càng tăng số lượng.người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

Để tạo ra các quy định phù hợp với tình hình thực tế điều chỉnh.về lao động nước ngoài, Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 152) quy định.về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Vvà tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc.cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2020, có hiệu lực.thi hành kể từ ngày 15/02/2021.

Do đó, các cá nhân, tổ chức cần cập nhật các kế hoạch, chính sách.về nguồn lực, đồng thời áp dụng các quy định mới phù hợp.với pháp luật hiện hành.

Dưới đây là các điểm thay đổi mấu chốt của Nghị định 152.so với các quy định trước đây về lao động người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

1. Những trường hợp người sử dụng lao động không phải thực hiện việc xác định.nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Lao động và Điều 7 Nghị định 152, dưới đây.là 11 trường sẽ không cần cung cấp “Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” trong.hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động 2021, hồ sơ xin giấy xác nhận.không thuộc diện cấp Giấy phép lao động 2021 (“GPLĐ”).

2. Các trường hợp được nghiễm nhiên miễn giấy phép lao động.cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 152 quy định mới về 07 đối tượng không phải làm thủ tục xác nhận.người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động 2021.nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh.và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.trước ít nhất 03 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến.bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ngay khi cả người lao động nước ngoài.thuộc trong các trường hợp nghiễm nhiên được miễn GPLĐ theo luật định, nhưng không có nghĩa là họ có thể tự do làm việc và không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào của địa phương, thành phố mà người đó đang cư trú.

Vì vậy người nước ngoài và người sử dụng lao động vẫn phải thông báo cho cơ quan địa phương có thẩm quyền về việc người lao động được miễn trừ.

3. Yêu cầu mới đối với hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Lao động nước ngoài để đáp ứng đủ điều kiện được cấp Văn bản xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động 2021 phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe cho mục đích làm việc. Đây là điểm mới mà tại Nghị định 11/2016/ND-CP chưa đề cập. Cụ thể bao gồm:

4. Thay đổi mẫu hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Nghị định 152  thì đã có 3 mẫu văn bản liên quan đến thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn GPLĐ; giải trình/thay đổi nhu cầu lao động nước ngoài; xác định người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động 2021 được sửa đổi so với quy định trước đây.

5.  Thời hạn và thủ tục gia hạn của GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Kể từ năm 2021, người lao động nước ngoài chỉ được gia hạn GPLĐ 1 lần với thời hạn tối đa 02 năm.

Thời hạn của GPLĐ được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 152 như sau:

Như vậy, so với quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì GPLĐ tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đã thay thế “Thời hạn xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam” trở thành “Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”.

Thêm nữa, Nghị định số 152 cũng bổ sung thêm căn cứ để cấp Giấy phép lao động 2021 là thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, trừ trường hợp không phải báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định trên.

Ngoài ra, Nghị định số 152 cũng bổ sung quy định về gia hạn GPLĐ. Theo đó, người lao động nước ngoài muốn gia hạn GPLĐ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định số 152, cụ thể:

6. Các trường hợp cấp lại GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 152/2020/NĐ-CP mới nhất thì có 3 trường hợp cấp lại:

7. Các trường hợp thu hồi GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Các trường hợp thu hồi GPLĐ được quy định rõ, cụ thể:

Nghị định này quy định chi tiết về trình tự thu hồi GPLĐ 2021.

8.  Đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với một số trường hợp đặc biệt

Nghị định mới chỉ có 2 trường hợp đề nghị cấp GPLĐ đối với một số trường hợp đặc biệt, cụ thể:

9. Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép lao động được rút ngắn

Thời gian giải quyết thủ tục, cấp GPLĐ được rút ngắn: 05 ngày làm việc.

Quy định về thời gian giải quyết thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ:

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2020, Nghị định 152 không chỉ đưa ra định nghĩa rộng hơn về các hình thức và điều kiện lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà còn sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản trong các Nghị định trước đây. Nghị định 152 cho thấy Chính phủ Việt Nam hướng tới việc cụ thể hóa các điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu của tình hình lao động trong nước.

Trên đây là các điểm thay đổi nổi bật của Nghị định 152/2020/NĐ-CP.quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam.làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Để được tư vấn cũng như cập nhật ngay khi có thay đổi, vui lòng liên hệ LawPlus theo hotline: +84268277399 hoặc email info@lawplus.vn.

LawPlus

Bài viết liên quan
Exit mobile version