Site icon LawPlus

LƯU Ý KHI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Những lưu ý khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Những lưu ý khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngày nay, Việt Nam đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với các công trình, dự án mang tầm cỡ quốc tế. Cùng với đà phát triển đó là sự thu hút nhân tài từ các nước về Việt Nam đầu quân làm việc. Theo đó, số lượng người nước ngoài vào làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Chính vì thế, cần thiết phải có các quy định pháp luật cụ thể để quản lý người lao động nước ngoài.

Vậy người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần biết những điều kiện và lưu ý nào? Hãy cùng Law Plus tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé.

1. Điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam

Để làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải tuân thủ theo pháp.luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Căn cứ theo Điều 151 Bộ Luật Lao Động hiện hành, người nước ngoài.muốn làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện như sau:

2. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài

Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước.ngoài căn cứ theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

– Chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia.và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài phải.giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan.nhà nước có thẩm quyền trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài. (Khoản 2, Điều 1, Nghị định 70/2023/NĐ-CP)

Nội dung văn bản giải trình phải đáp ứng đầy đủ các thông tin theo Mẫu văn bản.giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hoặc văn bản giải trình thay đổi.nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

– Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên.môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu.và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Quy trình để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để người nước ngoài được phép lao động tại Việt Nam,.tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cần hoàn tất những thủ tục giấy tờ như sau:

Bước.1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài.

Bước 2: Xin Giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Bước.3: Nộp hồ sơ xin visa để Người lao động nước ngoài vào Việt Nam.

Bước 4: Xin cấp thẻ tạm trú để Người Lao Động Nước Ngoài có thể sinh sống ổn định tại Việt Nam.

Lưu ý: Đối với các trường hợp không.thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại.Điều 154 Bộ Luật lao động hiện hành và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP mà có kiêm nhiệm các chức vụ khác mà theo quy.định pháp luật phải xin.giấy phép lao động thì Công ty phải thực hiện xin cấp giấy phép lao động.

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.theo hình thức hợp đồng lao động cần lưu ý về thời hạn làm việc. Theo đó, thời hạn của hợp đồng lao động không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Cụ thể, theo điều 155 Bộ Luật lao động, thời hạn.của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường.hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

4. Xử phạt trong trường hợp Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Trong trường hợp không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện.cấp phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động sẽ bị xử phạt như sau:

Người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 30 – 75 triệu.đồng tuỳ vào số lượng người lao động nước ngoài vi phạm. (Khoản 4, Điều 32 NĐ 12/2022/NĐ-CP).

Người lao động: Trong trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không.có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất khỏi Việt Nam. (theo Điều 153 Bộ luật lao động năm 2019).

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức thì bằng.02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022 NĐ-CP).

 

Vậy nên khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần lưu ý những thủ tục giấy tờ.đầy đủ để đảm bảo.trong suốt thời gian công tác được suôn sẻ, tránh những rủi ro về sau. Bởi vì một khi đã bị buộc xuất cảnh thì sẽ rất khó được quay lại Việt.Nam dù với mục đích du lịch hay làm việc.

 

Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Law Plus qua website,.hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030.(WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.

Bài viết liên quan
Exit mobile version