Site icon LawPlus

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG (CẬP NHẬT 2024)

Tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định tiền lương thực tế cho người lao động được người sử dụng lao động chi trả căn cứ vào tính chất công việc, điều kiện lao động. Qua đó, bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Tùy thuộc vào sự biến đổi của nền kinh tế, mức sống của người lao động, cũng như những yếu tố khác mà Nhà nước sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho từng vùng để phù hợp.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn pháp luật, LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng những quy định quan trọng liên quan đến thay đổi mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật hiện hành.

>>> TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT

I. KHÁI QUÁT LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

1.1. “Lương tối thiểu vùng” là gì?

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019:

“Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, tiền lương tối thiểu có vai trò đảm bảo đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động về mức sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.

Như vậy, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

1.2. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Theo Điều 2 Nghị định số 74/2024/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động đã xác định đối tượng áp dụng đối với mức lương tối thiểu vùng mới (từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) bao gồm các đối tượng sau:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 74/2024/NĐ-CP.

1.3. Phân biệt “lương cơ sở” với “lương tối thiểu vùng”

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm lương cơ sở. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định, lương cơ sở là.mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện.các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh.hoạt phí theo quy định của pháp luật; và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mức lương cơ bản được áp dụng cho cả khu vực trong và ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác, lương cơ bản là khái niệm được sử dụng phổ biến.cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

Một số điểm khác nhau giữa “lương cơ sở” và “lương tối thiểu vùng” như sau:

Tiêu chí Lương cơ sở Lương tối thiểu vùng
Cơ sở pháp lý Nghị định 73/2024/NĐ-CP  Bộ luật lao động 2019

Nghị định 74/2024/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan lương tối thiểu vùng

Đối tượng áp dụng Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP  Điều 2 Nghị định 74/2024/NĐ-CP
Yếu tố tác động đến chu kỳ thay đổi Không có chu kỳ nhất định, phụ thuộc vào:

– Khả năng ngân sách nhà nước;

– Chỉ số giá tiêu dùng;

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

– Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; 

– Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; 

– Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; 

– Quan hệ cung, cầu lao động; 

– Việc làm và thất nghiệp; 

– Năng suất lao động;

– Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mức lương Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP bao gồm lương tối thiểu vùng theo tháng và lương tối thiểu vùng theo giờ
Cách tính lương Lương bằng 2.340.000 đồng nhân với hệ số lương Là mức lương tối thiểu vùng được quy định theo tháng hoặc theo giờ

II. QUY ĐỊNH VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG (CẬP NHẬT 2024)

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được chia thành hai.mức khác nhau, bao gồm mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ.

2.1. Mức lương tối thiểu tháng

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP: 

Mức lương tối thiểu tháng là mức lương.thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với.người lao động áp dụng hình thức trả lương.theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc.hoặc chức danh của người lao động làm việc.đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng.và hoàn thành định mức lao động.hoặc công việc đã thỏa thuận.không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Vùng  Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I 4.960.000
Vùng II 4.410.000
Vùng III 3.860.000
Vùng IV 3.450.000

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

2.2. Mức lương tối thiểu giờ

Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về.mức lương tối thiểu giờ. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này:

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả.lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo.công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành.định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Về mức lương tối thiểu vùng theo giờ được quy định như sau:

Vùng  Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I 23.800
Vùng II 21.200
Vùng III 18.600
Vùng IV 16.600

 

Tương tự, Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm.hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu.quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

III. TIẾN TRÌNH TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG

Trong những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng đã có sự thay đổi.tương đối ổn định theo từng năm. Cụ thể, giai đoạn 07 năm từ 2017 đến 2024, mức lương tối thiểu vùng đã được thay đổi qua các lần:

Căn cứ Nghị định số 74/2024/NĐ-CP:

Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng là:

Có thể thấy, lương tối thiểu vùng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động. Bởi nó là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động buộc phải trả cho người lao động trong quá trình tuyển dụng. Mức lương này không chỉ góp phần đảm bảo đời sống của người lao động,.giúp đảm bảo tất cả người lao động đều được trả công xứng đáng với.công sức lao động mà còn là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội.

Do đó, trên cơ sở đánh giá sự phát triển của nền kinh tế xã hội qua từng giai đoạn, điều.kiện sống của người lao động thì Nhà nước sẽ có những lộ trình để ban.hành những quy định điều chỉnh tương ứng về mức lương tối thiểu cho từng vùng.

Trên đây là những quy định hiện hành liên quan đến mức lương tối thiểu vùng. Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline +84 2862 779 399; +84 3939 30 522 hoặc qua email info@lawplus.vn để được đội ngũ LawPlus trực tiếp tư vấn giải đáp thắc mắc.

Bài viết liên quan
Exit mobile version