Site icon LawPlus

THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và mang đến nhiều thay đổi đặc biệt đối với các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Bài phân tích dưới đây.sẽ cung cấp một số thay đổi quan trọng.mà doanh nghiệp cần lưu ý.

1.   Phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí cụ thể mới

Các phiên bản.Luật Bảo vệ môi trường trước đây.chủ yếu căn cứ vào tiêu chí mức độ tác động xấu.đến môi trường và.diện tích sử dụng đất để phân loại dự án đầu tư. Tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.quy định rõ hơn về quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ và yếu tố nhạy cảm về môi trường. Theo đó dự án đầu tư được phân thành 04 nhóm: Nhóm I (có nguy cơ cao); Nhóm II (có nguy cơ);.Nhóm III (ít có nguy.cơ);.Nhóm IV (không có nguy cơ). Trong đó, chỉ đối tượng có nguy cơ tác động xấu.đến môi trường mức độ cao (Nhóm I).mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Quy định này nhằm xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường.tương ứng đối với doanh nghiệp thực hiện. Các chủ dự án đầu tư không thuộc nhóm I.sẽ tiết kiệm được thời gian.và chi phí khi không cần phải đánh giá.sơ bộ tác động môi trường.

2.   Bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đánh giá.sơ bộ tác động môi trường áp dụng cho các dự án Nhóm I.và phải được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu.tiền khả thi đầu tư xây dựng,.đề xuất quyết định chủ trương đầu tư.hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư. Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020,.các dự án đầu tư nhóm I bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô,.công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;.dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài.làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất,.kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm.môi trường với quy mô,.công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;.dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.với quy mô,.công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm.về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước,.khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình.nhưng có yếu tố nhạy cảm.về môi trường; THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG

d) Dự án khai thác khoáng sản,.tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô,.công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm.về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG

Như vậy, từ ngày 01/02/2021,.nhà đầu tư cần thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.cho các dự án đầu tư dự kiến của mình. như được yêu cầu trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.theo quy định của pháp luật.

3.   Sửa đổi đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

So với quy định trước kia,.thời gian lập và trình báo cáo ĐTM để thẩm định.của Luật Bảo vệ môi trường 2020 rõ ràng hơn. Cụ thể tại khoản 6 Điều 34.quy định về thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá ĐTM.được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.như sau:

Đặc biệt, nhà đầu tư cần đánh giá ĐTM.đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc.tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi.của dự án.

Đồng thời, Phê duyệt báo cáo ĐTM cũng được thay thế bằng.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020. Như vậy,.sau khi có Quyết định phê duyệt này, nhà đầu tư phải có trách nhiệm điều chỉnh.và bổ sung các nội dung của dự án đầu tư.và báo cáo ĐTM cho phù hợp với nội dung và yêu cầu về bảo vệ môi trường.nêu trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định.báo cáo ĐTM. THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG

4.   Quy định mới về Giấy phép môi trường

Đây là một khái niệm mới.theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước.có thẩm quyền cấp cho tổ chức,.cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.của pháp luật. Theo đó, giấy phép này là bắt buộc với dự án xả thải,.ít nhiều mang nguy cơ tác động môi trường,.chỉ được miễn đối với dự án không có nguy cơ.(nhóm IV) và dự án đầu tư công khẩn cấp.(ứng phó thiên tai, thảm họa…).

Như vậy,.giấy phép môi trường sẽ thay thế tất cả các loại giấy tờ môi trường.trong nhiều lĩnh vực (nhập khẩu phế liệu,.xử lý chất thải nguy hại, xả khí thải công nghiệp,.xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi).được quy định phân tán.và phức tạp tại nhiều văn bản pháp luật.như hiện nay,.giúp cho nhà đầu tư giảm bớt thủ tục hành chính.

Cụ thể, Giấy phép môi trường sẽ nêu rõ phạm vi cho phép về môi trường.và các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giấy phép môi trường.sẽ có thời hạn từ 7 đến 10 năm tùy theo loại dự án.hoặc có thể ngắn hơn theo đề nghị của chủ dự án đầu tư,.cơ sở.

Về thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường,.Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định 4 thời điểm.theo 4 loại dự án khác nhau, cụ thể:

THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

5.   Quy định mới về Đăng ký môi trường

Đây cũng là một khái niệm mới theo.Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020. Đó là việc chủ dự án đầu tư,.cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.thực hiện đăng ký với.cơ quan quản lý nhà nước các nội dung.liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường.của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất,.kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư,.cơ sở).

Căn cứ khoản 6 Điều 49 Luật này.thì thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:

  1. Dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ có phát sinh chất thải không thuộc diện phải.cấp phép môi trường phải thực hiện đăng ký môi trường.(trừ trường hợp được miễn khác).và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường.trước khi vận hành chính thức.
  2. Đối với các dự án đầu tư mới.sau ngày Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 có hiệu lực,.tùy theo loại hình dự án, việc đăng ký môi trường phải.được thực hiện trước khi cấp giấy phép xây dựng,.xả thải ra môi trường hoặc đi vào hoạt động chính thức.
  3. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh,.dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020.có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện đăng ký môi trường.trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này.có hiệu lực.
  4. Ủy ban nhân dân cấp xã.là nơi tiếp nhận đăng ký môi trường; đồng thời có trách nhiệm kiểm tra.và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức,.cá nhân đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;.hướng dẫn và giải quyết kiến nghị về bảo vệ môi trường.đối với nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường;.cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin,.cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

6.   Quy định cụ thể hơn về kiểm toán môi trường

Khái niệm này đã được đề cập trong Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014,.tuy nhiên, phải đến Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020,.kiểm toán môi trường mới được quy định chi tiết trong luật. Cụ thể luật mới này đã bổ sung nội dung về kiểm toán môi trường.nhằm điều chỉnh hoạt động kiểm toán trong nội bộ tổ chức,.cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do đơn vị tự thực hiện.hoặc thông qua dịch vụ kiểm toán. Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường năng lực quản lý.môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp.nhận biết lỗ hổng trong quản lý môi trường.và có giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý môi trường được hiệu quả hơn.

7.   Bổ sung quy định về trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu

Luật Bảo vệ môi trường 2020.quy định nhà sản xuất, nhập khẩu có hai trách nhiệm.là tái chế sản phẩm, bao bì, áp dụng đối với sản phẩm,.bao bì có giá trị tái chế và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải,.áp dụng đối với sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại,.khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom,.xử lý chất thải.

a)    Trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu

Liên quan đến trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, nhà sản xuất,.nhập khẩu 06 nhóm sản phẩm, bao bì bao gồm săm lốp,.pin và ắc quy, dầu nhớt, các sản phẩm có bao bì.(như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, phân bón…),.điện và điện tử, phương tiện giao thông phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm,.bao bì theo một tỉ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc.

Nhà sản xuất,.nhập khẩu có thể tự tổ chức tái chế hoặc có thể đóng góp tài chính.vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động tái chế.

Nhà sản xuất,.nhập khẩu bốn nhóm sản phẩm bao gồm săm lốp, pin và ắc quy,.dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì phải thực hiện trách nhiệm tái chế.từ ngày 01/01/2024. Đối với sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện.từ ngày 01/01/2025 và đối với phương tiện giao thông.(ô tô, xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế.từ ngày 01/01/2027.

b)    Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu

Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải thì nhà sản xuất,.nhập khẩu 06 nhóm sản phẩm, bao bì có trách nhiệm đóng góp tài chính.hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải,.bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, pin sử dụng một lần, tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần,.kẹo cao su, thuốc lá, một số sản phẩm, hàng hóa.chứa thành phần nhựa tổng hợp. Nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng góp tài chính.vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ thu gom,.xử lý chất thải từ ngày 01/01/2022. THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG

Tiền đóng góp của nhà sản xuất,.nhập khẩu chỉ dùng để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc hoạt động thu gom,.xử lý chất thải (không sử dụng vào mục đích khác),.khác với thuế hay phí bảo vệ môi trường.

Tiền hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải dự kiến chỉ hỗ trợ cho các dự án, hoạt động thu gom,.xử lý chất thải không vì mục đích lợi nhuận và phục vụ lợi ích cộng đồng,.trong đó ưu tiên hỗ trợ giải quyết vấn đề thu gom,.xử lý rác thải tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn,.đặc biệt khó khăn.

8.     Sửa đổi, bổ sung danh mục chiến lược, quy hoạch phải thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Nghị định 08/2022/NĐ-CP.quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.đã sửa đổi, bổ sung danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia,.cấp vùng phải thực hiện đánh giá ĐMC như.Chiến lược phát triển giao thông vận tải; chăn nuôi; vật liệu xây dựng… Đối với quy hoạch ngành quốc gia.thì có bổ sung thêm Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu,.khí đốt. Đối với Quy hoạch có tính chất kỹ thuật,.chuyên ngành đã bổ sung thêm Quy hoạch phát triển điện hạt nhân,.đồng thời bãi bỏ một số quy hoạch phải thực hiện đánh giá ĐMC. THAY ĐỔI LUẬT MÔI TRƯỜNG

9.   Bổ sung chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh

Luật Bảo vệ môi trường 2020.đã bổ sung một chương về các công cụ kinh tế,.chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường. Trong đó, đã bổ sung các chính sách.về phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường,.sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án,.nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên. Đặc biệt bổ sung chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

Tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP,.Chính phủ đã quy định các cơ chế.khuyến khích cấp tín dụng xanh và.các chính sách ưu đãi cho chủ thể phát hành trái phiếu xanh,.nhà đầu tư trái phiếu xanh nhằm khuyến khích các chủ thể.huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để bảo vệ môi trường. Cụ thể, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.tại Việt Nam cấp tín dụng xanh được hưởng các cơ chế khuyến khích sau:

Chủ thể phát hành trái phiếu xanh,.nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

 

Qua đây,.bài phân tích này nhằm giúp cho Quý doanh nghiệp.có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn khi cập nhật về Pháp luật môi trường đối với doanh nghiệp,.từ đó đưa ra được phương thức quản lý và.giải quyết các vấn đề về môi trường một cách chủ động hơn,.đồng thời có các biện pháp phòng ngừa,.kiểm soát các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Để được tư vấn chi tiết,. vui lòng liên hệ với.Chúng tôi theo số hotline +84 2862 779 399,.+84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

 

> Xem thêm: Chính sách đầu tư mới

Law Plus

Bài viết liên quan
Exit mobile version