Site icon LawPlus

TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Hôn nhân không hạnh phúc hay bất đồng quan điểm trong hôn nhân là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc ly hôn giữa các cặp vợ chồng. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng nhằm hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Trong trường hợp hai bên cùng tự nguyện ly hôn thì được xem là thuận tình ly hôn. Tuy nhiên trong thực tế, không phải cuộc ly hôn nào cũng diễn ra một cách êm đẹp, việc một bên muốn ly hôn nhưng bên kia không đồng ý, thì các bên buộc phải yêu cầu Tòa án giải can thiệp, lúc này được xem là đơn phương ly hôn. Có rất nhiều các tranh chấp xảy ra khi ly hôn nhưng phổ biến. nhất là những tranh chấp về tài sản (như cuộc tranh chấp ngàn tỷ của vợ chồng tập đoàn Trung Nguyên là một điển hình) và quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với con.

Chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm, đã đồng hành với rất nhiều đương sự trong nhiều vụ việc ly hôn, thấu hiểu được phần nào sự lo lắng và quan tâm của Quý khách hàng, LawPlus xin điểm qua các vấn đề pháp luật liên quan đến tranh. chấp tài sản và tranh chấp quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với con khi ly hôn để Quý khách hàng tham khảo. TRANH CHẤP SAU LY HÔN

I. TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN SAU LY HÔN

1. Tài sản chung

a) Căn cứ theo Luật quy định: TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,.chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,.kinh doanh, hoa lợi,.lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho.chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng. được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được.thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi. bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

b) Căn cứ theo thoả thuận của vợ chồngTRANH CHẤP SAU LY HÔN

Trong trường hợp vợ chồng lựa.chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo là chế độ thỏa thuận, thì thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực trước khi đăng ký kết hôn. Theo đó, thỏa thuận này quy định rõ về các vấn đề sau:.

Các vấn đề chưa được thỏa thuận trong văn bản hoặc thỏa thuận.không rõ ràng thì áp dụng quy định về chế độ tài sản theo luật quy định như mục a nêu trên.

2. Nguyên tắc phân chia tài sản chung

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016 TRANH CHẤP SAU LY HÔN

a) Trong trường hợp chế độ tài sản của.vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo luật định.

b) Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của.vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của. vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố.sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người.chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa. hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán.cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết. ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia.tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

3. Tài sản riêng

Đối với tài sản riêng (tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn) thì vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu của tài.sản riêng đó và có thể được phân chia theo định đoạt của người sở hữu.

Trường hợp không xác định được tài sản riêng hay chung: TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Lưu ý:

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì. Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực.tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực. hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá.trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ. hoặc chồng có yêu cầu.

4. Các khoản nợ

Trong thời kỳ hôn nhân, khi vợ chồng có các khoản nợ chung thì về nguyên tắc cả vợ và chồng cùng.có nghĩa vụ dùng tài sản chung để thanh toán. Trong trường hợp các khoản nợ do một bên tự xác.lập và không nhằm mục đích phục vụ cuộc sống gia. đình thì bên còn lại không có trách nhiệm trả. TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Các khoản nợ đó gồm:

5. Khởi kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn

Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ chồng mà tài sản chung của vợ chồng vẫn không phân. chia được thì buộc 1 trong 2 bên phải khởi kiện ra Tòa.án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị Tòa án phân chia tài sản (phương.án này là phương án cuối cùng khi đã thực hiện hòa giải nhiều lần).

Hồ sơ khởi kiện phân chia tài.sản chung vợ chồng sau ly hôn: TRANH CHẤP SAU LY HÔN

II. TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NUÔI CON VÀ CẤP DƯỠNG CHO CON

1. Quyền trực tiếp nuôi con

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì: TRANH CHẤP SAU LY HÔN

a) Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân.sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự.nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

b) Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định.giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về.mọi mặt của con;.nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

c) Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi,.trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông.nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù.hợp với lợi ích của con.

Lưu ý:
TRANH CHẤP SAU LY HÔN

2. Giành quyền nuôi con

Khi ly hôn, nếu các bên không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con,.Tòa án sẽ xem xét về các điều kiện,.khả năng nuôi con cũng như môi trường sống của các đương sự. Như vậy, bên nào có khả năng tạo điều kiện tốt nhất thì.Tòa sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con cũng có thể giành lại.quyền nuôi con trong trường hợp người đang trực tiếp nuôi. con không đảm bảo được quyền lợi về mọi.mặt cho con và người giành quyền nuôi con có khả năng.này thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.

Trên cơ sở đó, các bên cần chứng minh: TRANH CHẤP SAU LY HÔN

3. Quyền cấp dưỡng con

Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa.vụ đóng góp công sức nuôi dưỡng bằng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với.mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Vì vậy, khi cha/mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Việc cấp dưỡng chỉ áp.dụng trong trường hợp ly hôn:

Pháp luật ưu tiên cho các bên được tự thỏa thuận về phương.thức cấp dưỡng cũng như mức cấp dưỡng căn cứ trên thu nhập, khả năng lao động về thực tế của người.cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định. Việc cấp dưỡng có thể.được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trường hợp không thỏa thuận được thì.phương thức cấp dưỡng được quyết định là hàng tháng. TRANH CHẤP SAU LY HÔN

Ly hôn là một trong những hệ quả kéo theo.của sự phát triển kinh tế xã hội và là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội khác. Ngoài quan hệ hôn nhân rạn nứt thì “con” – những đứa trẻ của những cặp vợ chồng ly hôn dường như ít.được hạnh phúc hơn so với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Đứng trước thực trạng ly hôn tại Việt Nam ngày càng gia tăng,.con người dường như khi ít hạnh phúc hơn, đòi hỏi ở đối phương nhiều hơn. Đây là điều đáng báo động đến chúng ta, những bậc làm cha mẹ.

Chúng tôi, những người hành nghề Luật – luôn mong rằng các bậc cha mẹ hãy cố gắng vun.đắp và xây dựng một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên hiểu được rằng, trong một số trường hợp các bên buộc phải chấm dứt.quan hệ hôn nhân vì nhiều lý do khác nhau và thật khó khăn để đưa ra được quyết định ly hôn,.không phải lúc nào các cặp đôi cũng ly hôn trong thuận tình thoả thuận.

Do đó, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của con mình trong mọi trường hợp cần thiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được chia sẽ nhiều hơn về quy định pháp luật liên quan đến “Các tranh chấp sau ly hôn” cũng như hướng giải quyết khi xảy ra tranh.chấp về vấn đề ly hôn liên quan đến tài sản, quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với con vui lòng liên hệ LawPlus qua hotline  +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

>> Đơn phương ly hôn

>> Thuận tình ly hôn

Bài viết liên quan
Exit mobile version