Site icon LawPlus

TRƯỜNG HỢP LY HÔN KHI MỘT BÊN VẮNG MẶT

Khi nào thì được ly hôn vắng mặt một bên?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên không phải việc ly hôn lúc nào cũng được suôn sẻ và có sự đồng thuận của hai bên. Trong những trường.hợp ly hôn vắng mặt, bên còn lại có được tiến hành ly hôn không? Hãy cùng Law Plus làm rõ qua bài viết sau nhé!

1. Các trường hợp ly hôn

Theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành có 2 trường hợp ly hôn là: Thuận tình ly hônly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn):

1.1 Thuận tình ly hôn là khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, việc ly hôn là tự nguyện, đã thỏa thuận.được các vấn đề về nuôi con, cấp dưỡng, tài sản chung vợ chồng… thì có quyền yêu cầu Toà án công nhận thuận tình ly hôn.
1.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) được thực hiện khi:

1.2.1 Một bên vợ hoặc chồng có căn cứ về các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm.trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình .trạng trầm trọng, không thể chung sống, mục đích của hôn nhân không đạt được. Một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn mà việc hoà giải tại Toà không thành thì Toà án. giải quyết cho ly hôn theo yêu cầu của.một bên (đơn phương ly hôn).

1.2.2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

1.2.3 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị.bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân.của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng. nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Trong phạm vi bài viết này, LawPlus chỉ phân tích về trường hợp.“một bên vợ hoặc chồng không muốn ly hôn hoặc vắng mặt” thuộc phạm vi mục 1.2.1 nêu trên.

2. Cách xác định nguyên nhân của việc ly hôn:

2.1 Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. (hướng dẫn tại điểm a.1 Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ.nhau như người.nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được. bà con thân thích của.họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh.đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến.danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ.hoặc người chồng hoặc bà con thân. thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

2.2 Mục đích hôn nhân không đạt được. (hướng dẫn tại điểm a.3 Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)

Theo đó, khi một bên vợ hoặc chồng đang phải gánh chịu những hậu quả nêu.trên thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn để quan hệ hôn nhân được chấm dứt.

3. Uỷ quyền cho người khác trong vụ ly hôn được không?

Quyền ly hôn không được chuyển giao, uỷ quyền cho.cá nhân khác thay mặt tham gia tố tụng vì đây là quyền nhân thân của mỗi người. Vậy nên đối với việc ly hôn, vợ và chồng đều phải trực tiếp tham gia. (Theo Khoản  4 Điều 85 Luật Tố Tụng Dân Sự 2015).

Tuy nhiên, một bên vợ hoặc chồng có quyền thuê luật sư trong việc giải quyết ly hôn giúp việc ly hôn.hoàn tất nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, tiết kiệm thời gian, công sức.

4. Thủ tục ly hôn vắng mặt một bên

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được. thông qua ngày 19/6/2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/2015.quy định việc ly hôn bắt buộc phải thông qua thủ tục hoà giải theo quy định tại Điều 54.

Thủ tục ly hôn vắng mặt một bên được thực hiện theo quy trình được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

(1) Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

(2) TAND có thẩm quyền xem xét hồ sơ khởi kiện theo quy định pháp luật:

(3) Trong thời hạn 08 ngày, TAND có thẩm quyền trả lời kết quả giải quyết đơn. Nếu đơn hợp lệ TAND có thẩm quyền phát hành Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định pháp luật.

(4) Nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn tại Cơ quan có thẩm quyền và nộp lại Biên lai thu tạm ứng án phí cho TAND có thẩm quyền.

(5) TAND có thẩm quyền phát hành Thông báo thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo quy định pháp luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn nêu trên, TAND có thẩm quyền .sẽ thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho các bên đương sự (bên vợ và cả bên chồng).theo quy định tại Chương X Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trường hợp một bên vợ hoặc một bên chồng cố tình không muốn ly hôn, vắng mặt không lên Toà thì TAND cấp.có thẩm quyền sẽ.thực hiện thủ tục niêm yết .công khai các văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 179 BLDS 2015.

Việc niêm yết sẽ được thực hiện tại:

– Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi. cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng. của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

– Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc. nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở .cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;

Thời hạn thực hiện niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật, ly hôn có thể được thực hiện theo yêu cầu của một bên mà không.nhất thiết phải có sự đồng ý của bên còn lại.

 

Để được tư vấn chi tiết hơn về.thủ tục ly hôn khi một bên vắng mặt, quý khách hàng có thể liên hệ với.LawPlus thông qua hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030. (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.

Bài viết liên quan
Exit mobile version