Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo vệ vô cùng chặt chẽ. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng tạo mọi điều kiện để chủ sở hữu có thể khai thác và phát huy hiệu quả nhãn hiệu mà họ đăng ký bảo hộ. Đối với chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền sẽ không mất đi quyền sở hữu nhãn hiệu.
Câu hỏi được đặt ra là, bên được chuyển quyền có được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp với bên thứ ba và hưởng lợi về mặt tài chính đối với hợp đồng thứ cấp này hay không? Hãy cùng Law Plus trả lời câu hỏi này nhé.
Table of Contents/Mục lục
I. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đây là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Xét thấy, chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển quyền sử dụng đều là những hình thức khai thác giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng.
Để hiểu hơn về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Quý khách có thể tham khảo bài viết CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU tại website của Law Plus.
II. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU THỨ CẤP
2.1. Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp
Dựa trên khoản 3 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác. Có nghĩa là, bên chuyển quyền ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu với bên được chuyển quyền. Sau đó, bên được chuyển quyền có nhu cầu ký hợp đồng chuyển nhượng khác với bên thứ ba.
2.2. Có được phép chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thứ cấp hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ, bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
Như vậy, tùy vào ý kiến của bên chuyển quyền, bên được chuyển quyền có thể được hoặc không được.phép ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba cũng như yêu cầu bên thứ ba chuyển tiền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đối với hợp đồng chuyển nhượng thứ cấp. Việc này sẽ được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu giữa hai bên.
2.3. Lưu ý khi giao kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thứ cấp
Việc bên chuyển quyền cho phép bên được chuyển quyền thực hiện chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với bên thứ ba nên được thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu hoặc ghi nhận bằng hình thức văn bản rõ ràng. Trường hợp này, bên được chuyển quyền có thể thực hiện việc giao kết hợp đồng thứ cấp. Tuy nhiên, vì nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ nên việc giao kết này.cần đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật. Dưới đây là một số lưu ý liên quan đến việc giao kết hợp đồng.chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thứ cấp:
2.3.1. Hợp đồng phải lập thành văn bản
Theo khoản 2 Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ: Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp). Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bắt buộc phải lập thành hợp đồng bằng văn bản.
2.3.2. Hợp đồng nên được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ theo khoản 3 Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba”.
Theo đó, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không cần phải đăng ký.tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu.công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) vẫn có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, để phòng tránh các tranh chấp.phát sinh, hợp đồng này nên được đăng ký.để có tính ràng buộc nhất định về quyền và nghĩa vụ của các bên.
2.3.3. Đảm bảo các nội dung quan trọng trong hợp đồng
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ, nội dung chủ yếu của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.có bao gồm “giá chuyển giao quyền sử dụng”. Vì vậy, bên được chuyển quyền có quyền yêu cầu bên thứ ba chuyển tiền.chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu còn bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
– Dạng hợp đồng;
– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
– Thời hạn hợp đồng;
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
2.3.4. Việc giao kết phải đáp ứng những điều kiện luật định
Theo khoản 2 Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có những đặc trưng.riêng vì liên quan đến các thành viên của tổ chức tập thể. Do đó, pháp luật có hạn chế nhất định đối với quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.khi quy định quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của.chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ quy định về nghĩa vụ của bên được chuyển quyền: Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Nhìn chung, tài sản về trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng có thể được chủ sở hữu.khai thác kịp thời thông qua.các hình thức chuyển giao. Chuyển nhượng thứ cấp giúp khai thác tối ưu giá trị của nhãn hiệu được bảo hộ, giúp “đôi bên” – bên được chuyển quyền và bên thứ ba cùng đạt được lợi ích nhất định. Đồng thời, chuyển nhượng thứ cấp còn góp phần đẩy mạnh các giao dịch.trên thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, Quý khách hàng hãy liên hệ với Law Plus.thông qua email info@lawplus.vn hoặc.website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).