Hiện nay nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang phát triển sản phẩm trí tuệ của mình với nhu cầu được bảo hộ ở nước ngoài. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhiều cách thức khác nhau để đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế tại Việt Nam.
Trong bài viết sau đây, Law Plus xin gửi đến Quý khách hàng những thông tin cơ bản liên quan đến thủ tục và hình thức đăng ký.
Table of Contents/Mục lục
1. Khái niệm
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là thực hiện việc đăng ký ở các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam. Khi chủ sở hữu muốn kiểu dáng của mình được bảo hộ tại nước nào thì đăng ký tại nước đó hoặc chỉ định nước đó để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Chủ sở hữu kiểu dáng có thể đăng ký tại một hay nhiều nước mình có nhu cầu bảo hộ mà không bị giới hạn số lượng hay phạm vi bảo hộ. Các hình thức bảo hộ cũng khá đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu mà chủ sở hữu có thể lựa chọn hình thức phù hợp.
2. Phạm vi bảo hộ
Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp được dựa theo nguyên tắc lãnh thổ. Điều này có nghĩa là việc đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Vì vậy, khi kiểu dáng công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Việt Nam sẽ chỉ được bảo hộ tại lãnh thổ Việt Nam.
Khi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ tại nước ngoài có thể nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ tránh việc doanh nghiệp, cá nhân phải nộp trực tiếp tại nước ngoài hay gửi đường bưu điện quốc tế, giảm thiểu chi phí và thất lạc hồ sơ.
3. Các hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế
Hiện nay có 03 hình thức đăng ký:
Hình thức 1: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo từng quốc gia
Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đăng ký thông qua việc.nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ.của từng quốc gia mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng của mình.
Hình thức này phù hợp với những doanh nghiệp có chi nhánh.ở các nước đăng ký và có thể xử lý đơn trực tiếp, nhanh chóng.
Hình thức 2: Đăng ký kiểu dáng theo kênh khu vực
Các doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà.những nước đó là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp chỉ nộp một.đơn đăng ký ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó.
Hình thức này phù hợp với.những doanh nghiệp mà nhu cầu bảo hộ trong một khu vực nhất định như.Liên minh chấu Âu được quản lý bởi Cơ quan.Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM), khu vực Bỉ, Hà Lan và Luxembourg được quản lý bởi Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO)…
Hình thức 3: Đăng ký kiểu dáng theo kênh quốc tế
Các doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ tục quy định tại thoả ước La Hay (Hague). Đây là thoả ước mà Việt Nam là nước thành viên do.Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.
4. Thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế
Thủ tục đăng ký sẽ được thực hiện dự trên các bước sau đây:
Phương án 1: Nộp đơn trực tiếp tới Văn phòng quốc tế
Cách 1: Người nộp đơn sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến, nhập các thông tin, thanh toán phí và nộp đơn (https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html).
Cách 2: Người nộp đơn gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO. hoặc gửi qua bưu điện và khai thông tin vào các form mẫu sẵn có.(tải xuống từ website WIPO), nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Phương án 2: Nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1: Khai form DM/1: Người nộp đơn vào Website của WIPO tải form DM/1 hoặc.nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế cho.Cục Sở hữu trí tuệ kèm phí chuyển đơn đăng ký.
Bước 3: Nhận thông báo phí từ Cục SHTT.và tiến hành nộp phí cho Văn phòng quốc tế.
Bước 4: Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi.Văn phòng quốc tế.
Lưu ý: Ngôn ngữ sử dụng khi nộp qua Cục SHTT là tiếng Anh.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Law Plus qua website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.