Tại Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài sẽ đồng thời thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế bền vững, đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Với kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, Law Plus cung cấp đến Quý khách hàng những điểm cần lưu ý trước khi đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.
Table of Contents/Mục lục
1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHÙ HỢP
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, pháp luật Việt Nam có quy định 5 hình thức đầu tư theo Điều 52 Luật Đầu tư 2020 như sau:
(1) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
(2) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
(3) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
(4) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
(5) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Theo đó, Nhà đầu tư có thể lựa chọn 1 trong các hình thức nêu trên. Tuy nhiên, Nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý đến lĩnh vực đầu tư tại nước ngoài để có cơ sở lựa chọn hình thức phù hợp. Vì tùy thuộc vào pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, ngành, nghề cũng như lĩnh vực dự kiến đầu tư mà yêu cầu về hình thức đầu tư có sự khác biệt với nhau. Đồng thời, Nhà đầu tư cần cân đối nhu cầu, năng lực của mình để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp và khả thi.
Theo đó, đối với từng hình thức đầu tư, Nhà đầu tư sẽ phải cung cấp các tài liệu phù hợp được quy định tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài:
Nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
– Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó:
Nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư:
Nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
2. LƯU Ý VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Vốn đầu tư ra nước ngoài là số vốn.mà nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài, được ghi rõ.trong Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.do cơ quan quản lý đầu tư tại Việt Nam cấp. Tùy lĩnh vực đầu tư tại nước ngoài.mà sẽ có yêu cầu về mức vốn đầu tư tối thiểu. Đó thường là các ngành nghề đầu tư.có điều kiện như xây dựng, bất động sản.tại một số quốc gia.
Theo Điều 55 Luật Đầu tư 2020.quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài:
“1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn.và huy động các nguồn vốn.để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.”
Theo đó, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm: (i) vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài và (ii) lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Tiền và tài sản hợp pháp khác được đề cập ở trên bao gồm:
– Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
– Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
– Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
– Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
– Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Từng nhà đầu tư cần giải trình về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, bao gồm:
(i) Vốn chủ sở hữu;
(ii) Vốn vay; và
(iii) Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
– Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: nhà đầu tư giải trình và cam kết về việc tuân thủ quy định tại Điều 70 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
– Trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước: nhà đầu tư giải trình và cam kết về việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Bên cạnh ngoại tệ thì Đồng Việt Nam cũng được sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền (Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-NHNN).
Lưu ý:
(i) Đối với những dự án đầu tư thông thường, dù là dự án sử dụng vốn nhà nước hay tư nhân, mà khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài từ 20 tỷ đồng trở lên (tương đương gần 1 triệu USD): Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thu xếp ngoại tệ trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
(ii) Đối với những dự án đầu tư quan trọng quốc gia: Phải có cam kết bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định này nhằm kiểm soát, hạn chế lạm dụng việc chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Đồng thời đảm bảo nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
3. LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN KHAI VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Triển khai vốn đầu tư ra nước ngoài.là một quá trình phức tạp và cần tuân thủ.nhiều quy định cũng như lưu ý quan trọng. Theo đó, hai hoạt động chính liên quan đến vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
3.1. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư.cần lưu ý, để chuyển vốn đầu tư.ra nước ngoài, Nhà đầu tư phải đáp ứng.các điều kiện theo Khoản 1 Điều 66.của Luật Đầu tư 2020. Cụ thể như sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, có một ngoại lệ: nhà đầu tư có thể chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài cho.các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường, hoặc chuẩn bị đầu tư khác.mà không cần Giấy chứng nhận.
– Có chấp thuận của nước tiếp nhận đầu tư: Hoạt động đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Nếu pháp luật của nước đó không yêu cầu cấp phép, nhà đầu tư cần có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư.
– Đã mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài: Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam. Mọi giao dịch chuyển tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện qua tài khoản này.
Một số lưu ý:
- Tuân thủ quy định: Nhà đầu tư.cần nắm rõ các quy định.và thủ tục của cả Việt Nam.và quốc gia tiếp nhận để tránh các rủi ro pháp lý.
- Quản lý ngoại hối: Cần đảm bảo tuân thủ.các quy định về quản lý ngoại hối.khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu: Các tài liệu.chứng minh quyền hoạt động đầu tư.rất quan trọng, hãy chuẩn bị đầy đủ.để tránh gặp phải vấn đề.trong quá trình chuyển vốn.
3.2. Sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài
Theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư.có quyền giữ lại lợi nhuận thu được từ đầu tư ở nước ngoài.để tái đầu tư trong các trường hợp nhất định. Dưới đây là một số điểm quan trọng.liên quan đến việc sử dụng lợi nhuận này:
Các trường hợp.giữ lại lợi nhuận:
– Góp vốn chưa đủ: Nếu nhà đầu tư chưa góp đủ vốn.theo đăng ký đầu tư, họ có thể sử dụng lợi nhuận.để hoàn thành số vốn còn thiếu.
– Tăng vốn đầu tư: Nhà đầu tư có thể giữ lại.lợi nhuận để tăng vốn đầu tư.cho dự án hiện tại hoặc dự án mới.
– Thực hiện dự án mới: Lợi nhuận có thể.được tái đầu tư cho các dự án.mới ở nước ngoài.
Quy định về chuyển lợi nhuận:
Nếu nhà đầu tư.không giữ lại lợi nhuận.để tái đầu tư, họ phải chuyển toàn bộ lợi nhuận.và các khoản thu nhập khác về Việt Nam.trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế.hoặc văn bản tương đương từ quốc gia nơi đầu tư.
Bên cạnh các quy định trên, Nhà đầu tư cần lưu ý.chủ động thực hiện các báo cáo.theo quy định để đảm bảo.tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật.tại nước tiếp nhận đầu tư. Về vấn đề thuế, Nhà đầu tư cần phải.nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế.tại quốc gia đầu tư cũng như tại Việt Nam.khi chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam. Theo đó, trong trường hợp vi phạm, Nhà đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục cần thực hiện khi đầu tư ra nước ngoài, mời Quý khách hàng tham khảo bài viết QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI trên website của Law Plus.
Trên đây là nền tảng pháp lý mà nhà đầu tư cần lưu ý trước khi đầu tư ra nước ngoài. Nhà đầu tư cần nắm vững những quy định này.để phòng ngừa rủi ro.và đạt được tối đa hiệu quả đầu tư.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể.liên hệ với Law Plus.qua email info@lawplus.vn hoặc website, hotline 0965 052.039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).