Hiện nay, việc đầu tư điện mặt trời đang là hoạt động được khuyến khích phát triển, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg (“Quyết định 13”).với các cơ chế để khuyến khích phát triển điện mặt trời. Trong đó, việc đầu tư điện mặt trời mái nhà được.đặc biệt khuyến khích do tận dụng được không gian mái nhà.không sử dụng, không làm tốn tài nguyên mặt đất, bằng việc.áp dụng giá thu mua điện cao hơn.và đơn giản hóa thủ tục, giấy phép liên quan. Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà-giấy phép và thủ tục.
>>> Thẩm duyệt thiết kế PCCC cho hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Table of Contents/Mục lục
1. Mô hình điện mặt trời mái nhà
Trong giai đoạn gần đây, việc đầu tư điện mặt trời.mái nhà thường được phát triển theo 2 mô hình sau:
- Chủ sở hữu mái nhà xưởng tự đầu tư.xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.xưởng của chính mình để sản xuất điện sử dụng.và bán phần điện dư không sử dụng cho EVN.
- Đơn vị đầu tư điện mặt trời chuyên nghiệp hợp tác.hoặc thuê mái nhà xưởng để đầu tư, xây dựng, lắp đặt.hệ thống điện mặt trời mái nhà, sau đó, bán điện.cho chính chủ mái và/hoặc cho EVN.
Vậy cụ thể đầu tư điện mặt trời mái nhà cần.thực hiện những giấy phép, thủ tục gì?
2. Về giấy phép cho việc đầu tư điện mặt trời mái nhà
Theo quy định Điều 3, Thông tư số 36/2018/TT-BCT.do Bộ Công Thương ban hành ngày 16/10/2018, có hiệu lực.ngày 06/10/2018 thì các trường hợp sau được.miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, bao gồm:
“2. Phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW.(01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để.bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.”
Tuy nhiên, theo Quyết định số 13 đã có sự làm rõ hơn.về định nghĩa “Hệ thống điện mặt trời mái nhà”.về công suất.là 1Mw (công suất tối đa của các tấm pin là 1,25 Mwp): Hệ thống điện.mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện.được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng.và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp.hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của bên mua điện.
Và theo đó, Thông tư 18/2020/TT-BCT có hiệu lực.ngày 31/08/2020, tại khoản 4 Điều 5-Phát triển hệ thống điện mặt trời.mái nhà thì: “Hệ thống điện mặt trời mái nhà.được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”
Do đó hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ.được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, trước đây vốn.yêu cầu rất nhiều về cơ sở vật chất.và nhân sự chuyên môn trong quá trình.xin giấy phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, việc miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực hiện cũng.còn nhiều quan điểm trái chiều về đối tượng áp dụng. Do đó, tùy vào từng trường hợp, đối tượng.và mô hình mà LawPlus sẽ tư vấn cụ thể cho Quý doanh nghiệp.
3. Ngành nghề đăng ký kinh doanh để đầu tư điện mặt trời mái nhà
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc đăng ký.ngành nghề kinh doanh, đối với các doanh nghiệp có đầu tư.điện mặt trời mái nhà để bán điện cho EVN, hoặc.bán điện cho tổ chức cá nhân khác, thì doanh nghiệp.đó thuộc trường hợp cần bổ sung ngành nghề sản xuất điện (mã ngành 3511).và/hoặc ngành nghề truyền tải.và phân phối điện (mã ngành 3512). Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà.mà không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh.phù hợp thì có thể bị phạt vi phạm hành chính do chậm thông báo.thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
- Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo.thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định.từ 91 ngày trở lên.
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thực hiện.biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thông báo đến.Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung.theo quy định.
Tuy nhiên, do có tồn tại các hạn chế về ngành nghề.trong biểu cam kết dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO, LawPlus.khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.mong muốn tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà.để bán điện, cần có các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.về ngành nghề năng lượng mặt trời để tìm hiểu.chi tiết thủ tục để bổ sung ngành nghề, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.cho phù hợp quy định và đáp ứng tiến độ đầu tư.
4. Kết luận
Ngoài các thủ tục và giấy phép như nêu trên, đối với.các doanh nghiệp chuyên về đầu tư điện mặt trời mái nhà, LawPlus.nhận thấy các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình.mô hình hoạt động hợp pháp, hợp lý.và có cơ chế quản lý các rủi ro do việc đầu tư.và kinh doanh điện mặt trời là mới mẻ và kéo dài. Các hợp đồng liên quan đến việc hợp tác.đầu tư, thuê mái nhà, mua bán điện.và các hợp đồng liên quan khác cần được xây dựng.và ký kết một cách chặt chẽ giữa các bên liên quan.và phù hợp với quy định pháp luật để giảm thiểu rủi ro phát sinh.trong quá trình đầu tư điện mặt trời mái nhà.
LawPlus sẽ tiếp tục cập nhật đến Quý doanh nghiệp.các quy định liên quan về tiêu chuẩn chất lượng hệ thống.điện mặt trời mái nhà, giấy phép xây dựng hệ thống.điện mặt trời mái nhà và các hướng dẫn chi tiết của cơ quan nhà nước.có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh điện mặt trời mái nhà. Vui lòng liên hệ chúng tôi theo số.hotline +84 2862 779 399 hoặc email info@lawplus.vn để được tư vấn cụ thể.
LawPlus