&ev=PageView&noscript=1 />

EVFTA VÀ EVIPA

Điểm đáng chú ý của EVFTA và EVIPA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên Minh Châu Âu EU – Việt Nam (EVIPA) ký kết vào ngày 30/06/2019.

Incoterms 2020 có gì mới?

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu ( EVFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (gọi tắt là EVFTA).đã được ký kết vào ngày 30/06/2019 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ mang.đến triển vọng phát triển to lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU.sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương.đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ.xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương.đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu.còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan.với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan.ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng.thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu.từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Sau 10 năm, mức xóa bỏ.thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam.áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm.hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các nội dung khác liên quan.tới thương mại hàng hóa: Việt Nam.và EU cũng thống nhất các nội dung.liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ.pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi.cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Hiệp định IPA

Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia.và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với.một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn.và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn.và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không.trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư.mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại.phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự.như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba.trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v…

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên.và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp.một cách thiện chí thông qua đàm phán.và hòa giải. Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông quan tham vấn.và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể trong Hiệp định này.

LawPlus

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *