Có nhiều cách thức để giải quyết một tranh chấp, trong đó hòa giải thương mại là phương thức có nhiều ưu điểm, lợi ích ưu việt so với các phương thức khác đối với các bên tranh chấp, đặc biệt là các doanh nghiệp. LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng cái nhìn tổng thể về hòa giải thương mại, các đặc điểm và hiệu lực pháp lý của phương thức giải quyết tranh chấp này. .HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
1. Các phương thức giải quyết tranh chấp
Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp.với nhiều cấp độ, bao gồm: Tự thương lượng,.Hòa giải, Trọng Tài, Tòa án. Trong đó: HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
-
“Tự thương lượng” hay “thương lượng” :
Là phương thức do các bên liên quan tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp.mà không cần thiết phải có sự tham gia của bên thứ ba. Kết quả thương lượng sẽ do các bên tự xác lập.và thực hiện một cách tự nguyện mà không có giá trị cưỡng chế thi hành như các phương thức.dưới đây.
Có thể được xem là một phương thức thương lượng.nhưng có sự tham gia của hòa giải viên làm trung gian để hỗ trợ.các bên đàm phán để giải quyết tranh chấp theo.quy định của pháp luật. Kết quả hòa giải thành có thể được một trong các bên yêu cầu Tòa án công nhận và được cưỡng chế thi hành như bản án có.hiệu lực của Tòa án hay Phán quyết trọng tài.
Là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của.Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Phán quyết của trọng tài.có hiệu lực thi hành và là chung thẩm nên tranh chấp đã được giải quyết.sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác.(trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tai theo quy định pháp luật)
Là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử.nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo.một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt,.chặt chẽ. Bản án của Tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,.giám đốc thẩm hoặc được tái thẩm, tùy trường hợp. Do đó, thời gian tố tụng tại Tòa án.thường kéo dài hơn rất nhiều so với các phương thức còn lại.
Như vậy, trong 4 phương thức để giải quyết tranh chấp.trên đây thì thương lượng và hòa giải không được xem là.phương thức tố tụng và hiệu lực của kết quả giải quyết cũng khác nhau. Trong đó, hòa giải.là phương thức vừa đảm bảo sự tự do thương lượng của các bên,.vừa có cơ chế pháp lý để công nhận và thi hành kết quả hòa giải thành.
2. Hoà giải thương mại và cơ sở pháp lý
a. Hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại.là phương thức hòa giải, áp dụng đối với các tranh chấp thương mại,.các tranh chấp mà một trong các bên có tham gia hoạt động thương mại và các tranh chấp khác.mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại. Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,.bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,.đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động.nhằm mục đích sinh lợi khác. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Tuy nhiên, tranh chấp được giải quyết bằng.hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước,.sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào.của quá trình giải quyết tranh chấp.
b. Vai trò của hòa giải viên
– Hoà giải viên đóng vai trò khuyến khích các bên trao đổi với nhau,.truyền đạt những thông điệp mà một bên muốn trao đổi.với bên kia,.giúp mỗi bên tự hiểu về vị thế hiện tại trong tranh chấp,.khuyến khích các bên tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề.một cách sáng tạo và nhanh gọn.
– Đưa ra quan điểm đánh giá của mình về vị thế mạnh.hay yếu của từng bên trong tranh chấp. Đồng thời đưa ra lời khuyên.cho từng bên về phương án hoà giải.mà hòa giải viên thấy thích hợp để các bên có thể tự lựa chọn.phương án giải quyết tranh chấp tối ưu.
– Hoà giải viên còn đóng vai trò là người thuyết phục.các bên lựa chọn ra phương án giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
– Đối với cách thức hòa giải ở cơ sở không phải tuân theo trình tự,.thủ tục bắt buộc mà tùy thuộc từng vụ việc cụ thể, hòa giải viên linh hoạt.hòa giải sao cho phù hợp với đối tượng, tính chất, hoàn cảnh. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
c. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của hòa giải thương mại theo.quy định pháp luật Việt Nam bao gồm:
– Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13.
Bên cạnh đó, Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế (2002).pháp điển hóa các nguyên tắc được quốc tế công nhận về thực tiễn tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp ôn hòa. Tinh thần của Luật mẫu là hài hòa hóa.luật pháp toàn cầu về hòa giải, khuyến khích thực hiện quyền tự do tự nguyện thoả thuận của các bên và tính chung thẩm của hòa giải, đồng thời hạn chế sự can thiệp của Tòa án. Luật mẫu bản thân nó không phải là văn bản pháp luật,.mà là hình mẫu để các quốc gia muốn ban hành luật pháp về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải có thể dễ dàng tiếp cận và tham khảo. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
3. Ưu điểm vượt trội của hòa giải thương mại
Hiện nay, lựa chọn hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp.đang là phương thức đang được ưu tiên lựa chọn ở các nước.phát triển bởi vì những ưu điểm của phương thức này so với phương pháp.tố tụng trọng tài hoặc tòa án, có thể kể đến như sau:
a. Chi phí hòa giải thương mại
Chi phí để các bên thực hiện hòa giải thương mại tại một trung tâm.hòa giải thông thường sẽ tiết kiệm hơn so với các.phương thức tố tụng trọng tài, tòa án. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Ví dụ: trường hợp t
ranh chấp thương mại với giá trị tranh chấp 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng) thì phí như sau:
– Thương lượng: không mất phí.
– Hòa giải: phí đăng ký hòa giải là 3.000.000 đồng + 198.000.000 đồng phí hòa giải áp dụng trong trường hợp 1 hòa giải viên người Việt Nam (nguồn tham khảo:
https://www.vmc.org.vn/bieu-phi).
b. Thời gian xử lý linh hoạt, nhanh chóng tiết kiệm được thời gian.
Doanh nghiệp muốn tránh tốn kém về chi phí và thời gian liên quan đến tố tụng.vì khởi kiện tại Tòa án có thể gây khó khăn nghiêm trọng về tài chính cho một trong hai bên,.dưới góc độ danh tiếng kinh doanh, uy tín và tiếp cận tín dụng thì thủ tục hòa giải.là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp.
– Phương thức hòa giải này có thể được
tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau,.thủ tục có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi. Tính linh hoạt đem lại lợi thế.là các bên được bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ;.cho phép có những điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp yêu cầu;.tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp. Bên cạnh đó,.hòa giải thường mất ít thời gian hơn để giải quyết tranh chấp vì các bên hoàn toàn.có thể linh hoạt lựa chọn thời gian giải quyết tranh chấp. Cũng có nhiều khả năng mối quan hệ giữa các bên.và hòa giải viên sẽ tiếp tục lâu dài hơn (ngoài một tranh chấp),.vì hòa giải viên thường tìm cách giữ cho các bên nói chuyện.và làm việc với nhau bằng cách đạt được sự đồng thuận.
– Trọng tài:
Thường mất nhiều thời gian hơn.vì cần đánh giá tất cả các sự kiện, nghe tất cả các khía cạnh của câu chuyện,.kiểm tra tất cả các bằng chứng.và đưa ra phán quyết có tính ràng buộc pháp lý. Thông thường các vụ kiện được xử lý bởi trọng tài liên quan.đến các bên không còn làm việc cùng nhau sau khi tranh chấp kết thúc.
– Tòa án:
Là phương thức giải quyết tranh chấp mất nhiều thời gian nhất.vì có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân nên phải tuân thủ quy định chặt chẽ,.trải qua nhiều giai đoạn tố tụng phức tạp. Ngoài ra,.bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay.mà các bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.
Thêm một sự khác biệt quan trọng giữa hòa giải.và các phương thức khác là trọng tài và Tòa án có yêu cầu rõ ràng.về chứng cứ và thủ tục để đảm bảo tính chính xác và độ t
in cậy. Trong hòa giải thường không có quy định nào.về chứng cứ và cũng không có quy định về kiểm chứng cũng như xem xét về mặt thủ tục. Chỉ có những quy định thủ tục mở về phương pháp.nói chuyện và giao tiếp. Các bên tranh chấp được phép kể chuyện của họ.nếu thấy phù hợp và có thể biểu lộ tình cảm mà không bị phản bác quan điểm.
c. Chất lượng của đội ngũ hòa giải viên
Các bên có quyền tự định đoạt,.lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như.địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một trung gian hòa giải.có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp;
Một ưu điểm lớn nữa của phương thức hòa giải là.các doanh nghiệp tự quyết định.việc giải quyết tranh chấp.và luôn biết trước kết quả. Trong quá trình hòa giải,.với sự hỗ trợ của hòa giải viên,.các bên sẽ có cơ hội được đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. Đây là ưu thế nổi trội của phương thức hòa giải.so với các phương thức tố tụng khác,.vốn khó lường trước được kết quả.
Theo đó,
Hiện nay Việt Nam có 10 tổ chức hòa giải thương mại,.trong đó, có 3 tổ chức hòa giải là đơn vị trực thuộc các Tổ chức trọng tài. Ngoài ra, hiện có 81 hòa giải viên vụ việc.đăng ký tại các Sở Tư Pháp và có 6 tỉnh công bố danh sách hòa giải viên. Các hòa giải viên là những luật sư, chuyên gia uy tín,.giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực có khả năng sử dụng ngôn ngữ hoà giải,.khả năng thuyết phục, đánh giá các bên tranh chấp,.là một người hướng dẫn và thương lượng giúp các bên tự đi đến một giải pháp thân thiện.
Cùng là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tồn tại của bên thứ ba.nhưng ở tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án yêu cầu về người giải quyết tranh chấp nghiệm ngặt hơn vì họ đưa ra quyết định cuối cùng có giá trị pháp lý ràng buộc đối với cả hai bên.
d. Tính bảo mật cao
Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên.
Một ưu điểm nữa của phương pháp hòa giải mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham chính là việc không công khai quá trình hòa giải. Điều này giúp giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp bởi lẽ phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động đều không muốn các đối tác biết rằng mình đang có tranh chấp, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín của mình. Tính bảo mật trong hòa giải đòi hỏi cao hơn và ở nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:
– Bảo mật giữa các bên tham gia hòa giải và bên ngoài thủ tục hòa giải:
Toàn bộ thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải đều phải được giữa bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Qua đó giúp các bên bảo vệ uy tín của nhau khi không muốn bất kỳ ai không tham gia thủ tục hòa giải biết được những gì họ đang tranh chấp.
– Bảo mật thông tin tài liệu trong hòa giải đối với các tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài sau đó:
Theo Luật mẫu của Uncitral.về hòa giải thương mại và Quy tắc hoà giải của một số trung tâm hoà giải, các bên tham gia hoà giải không được cung cấp thông tin trong quá trình hoà giải cho quá trình tố tụng sau đó nhằm thúc đẩy các bên cởi mở, chia sẻ thẳn thắng và xây dựng giải pháp để thúc đẩy hòa giải. Việc cho phép khả năng công khai thông tin này có thể làm các bên không tích cực nỗ lực để đạt được thỏa thuận hòa giải thành và điều này sẽ làm giảm đi tính hữu hiệu của hòa giải.
– Bảo mật giữa các bên tham gia hòa giải:
Thủ tục hòa giải không thể thiếu các phiên họp riêng với từng bên, cho phép mỗi bên xử lý các vấn đề khó khăn, nhạy cảm cùng hòa giải viên mà họ tin tưởng. Tại mỗi phiên họp riêng, hòa giải viên sẽ hiểu sâu nhu cầu và lợi ích của mỗi bên và nhận định các tín hiệu có thể giúp tiến triển trong hòa giải. Với các thông tin riêng của bên nào.chia sẻ với các hòa giải viên trong các cuộc gặp riêng thì không thể được chuyển cho bên khác.nếu không được sự đồng ý của bên đã chia sẻ thông tin đó. Điều này đặt trách nhiệm lên hòa giải viên.phải bảo đảm tính bảo mật và phải xử lý mọi thông tin một cách rất cẩn trọng. Tiết lộ bí mật mà không được phép.sẽ hủy hoại uy tín của hòa giải viên,.phá vỡ niềm tin đối với các bên và thậm chí có thể chấm dứt việc hòa giải.
e. Được công nhận và thi hành
Khi đạt được kết quả hòa giải thành thông qua.thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, các bên có thể tự nguyện thực hiện kết quả hòa hòa giải thành đó mà không phải thực hiện thêm bất cứ một thủ tục nào. Tuy nhiên, để bảo đảm rằng mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo kết quả hòa giải thành, các bên cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành đó. Kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được Tòa án công nhận có thể được cưỡng chế thi hành như bản án có hiệu lực của Tòa án hay Phán quyết trọng tài. Kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Và,
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định một chương XXXIII.quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Không phải tất cả kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đều được công nhận. Để được công nhận, kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải do người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải. Cụ thể, căn cứ Điều 416 Bộ luật này thì chỉ những kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan,.tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải mới được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận.
Để được Tòa án công nhận, kết quả hòa giải thành trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.
4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Quyết định công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án được công nhận sẽ được thi hành như bản án của Tòa án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Thỏa thuận vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia thỏa thuận.
Qua đó, cho thấy rằng quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án sẽ góp phần tích cực trong việc khuyến khích các bên trong quan hệ dân sự, đặc biệt về lĩnh vực kinh doanh, thương mại lựa chọn phương thức hòa giải khi có tranh chấp phát sinh.
4. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại sẽ được tiến hành theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại như sau:
- Có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
- Nếu không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
- Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
• Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
• Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Giai đoạn: Chuẩn bị Bắt đầu hòa giải
- Khi chưa có thỏa thuận hoà giải, một bên muốn bắt đầu thủ tục hoà giải có thể gửi Bản đề nghị hoà giải tới Trung tâm với nội dung đề nghị bên còn lại giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua hoà giải tại Trung tâm theo Quy tắc Hòa giải VMC.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm nhận được Bản đề nghị hoà giải, Trung tâm chuyển Bản đề nghị hoà giải tới bên được đề nghị. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản đề nghị hoà giải, bên được đề nghị gửi Bản trả lời đề nghị tới Trung tâm về việc đồng ý hay từ chối tiến hành hoà giải. Trung tâm có thể hỗ trợ các bên để các bên đạt được thỏa thuận hoà giải.
- Trường hợp bên được đề nghị hoà giải chấp nhận hoà giải, Trung tâm hướng dẫn các bên thực hiện hòa giải theo quy định.
- Trường hợp bên được đề nghị hoà giải từ chối hoà giải hoặc không gửi Bản trả lời đề nghị, thủ tục hoà giải theo Quy tắc này sẽ không được thực hiện.
Giai đoạn: Tiến hành hòa giải
- Các bên thỏa thuận chọn hoà giải viên và thông báo cho Trung tâm biết. Trường hợp hoà giải viên được chọn không thuộc Danh sách hoà giải viên, các bên phải cung cấp bằng chứng về việc người này là hoà giải viên theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không chọn được hoà giải viên hoặc không có thỏa thuận về cách thức chỉ định hoà giải viên, Giám đốc Trung tâm ra quyết định chỉ định một hoà giải viên thay cho các bên.
- Trước khi chấp nhận làm hoà giải viên, người được chọn hoặc chỉ định làm hoà giải viên phải công khai kịp thời bằng văn bản về bất kỳ sự việc nào có thể gây nghi ngờ về sự độc lập, vô tư, khách quan và trung thực của mình hoặc về việc không phù hợp với yêu cầu mà các bên thỏa thuận (nếu có).
Ngoài ra,
- Khi bắt đầu tiến hành hoà giải, hoà giải viên có thể yêu cầu mỗi bên gửi tới hoà giải viên bản trình bày ý kiến của mình về các vấn đề đang tranh chấp.
- Hoà giải viên có thể tổ chức các phiên hoà giải chung để trao đổi với các bên hoặc các phiên hoà giải riêng với từng bên. Một bên có thể yêu cầu có phiên hoà giải riêng với hoà giải viên tại bất cứ thời điểm nào của thủ tục hoà giải. Các phiên hoà giải có thể được thực hiện bằng hình thức teleconference, video conference hoặc các hình thức khác. Các phiên hoà giải được thực hiện không công khai, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp: (i) Khi các bên đã đạt được kết quả hòa giải thành; (ii) Xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên; (iii) Và theo đề nghị của một hoặc các bên.
Hiện nay hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải thương mại đã khá đầy đủ, đặc biệt Chính Phủ đã ban hành
Nghị Định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định chi tiết về nguyên tắc hòa giải, trình tự thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại. Nghị định này đã quy định một cách toàn diện cho phương thức hòa giải. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã rất chú trọng đến hòa giải khi dành riêng một chương XXXIII quy định Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Như vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng, lựa chọn phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp của mình.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số hotline
+84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email
info@lawplus.vn.
Law Plus