Site icon LawPlus

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Với sự phát triển của kinh tế xã hội, Việt Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng  của người nước ngoài, thu hút dòng vốn ngoại tệ, giúp phát triển kinh tế xã hội.

Với kinh nghiệm đồng hành cùng Quý khách hàng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, LawPlus xin gửi đến Quý khách các quy định của pháp luật về các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện tại Việt Nam.NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

>>> THÔNG BÁO LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở NƯỚC NGOÀI

1.Hình thức đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư.theo các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21, Luật Đầu tư 2020 như sau:

– Đầu tư.thành lập tổ chức kinh tế.

– Đầu.tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

– Thực hiện dự án.đầu tư.

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới.theo quy định của Chính phủ.

2. Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế

a. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư.nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy.định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường.đối với nhà đầu tư nước ngoài:NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

– Hình thức đầu tư;

– Phạm vi hoạt động đầu tư;

– Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

– Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,.nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và.điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, trước khi thành lập tổ chức kinh tế,.nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp,.điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,.trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật.về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 63 Luật đầu tư 2020 thì:

– Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài phải:

+ Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới

+ Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

– Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải

+ Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.(trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

+ Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo.quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

3. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

a. Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020:

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất,.điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

b. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

– Mua cổ phần,.mua phần vốn góp.của tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư mua cổ phần,.mua phần.vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ.phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua.phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn.góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+ Mua phần vốn.góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các trường hợp nêu trên.

c. Thủ tục, hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản.đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
+ Văn bản.thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
+ Văn bản.kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận.quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020).

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

– Hợp đồng BCC có thể được được ký kết giữa:

+ Các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự

+ Giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Nội dung hợp đồng BCC: Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Lưu ý:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus về các hình thức mà người.nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Với kinh nghiệm đồng hành cùng rất nhiều.Quý khách là nhà đầu tư nước ngoài, LawPlus mong muốn quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn các quy định.của pháp luật để áp dụng vào thực tiễn. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với LawPlus theo số hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

Bài viết liên quan
Exit mobile version