&ev=PageView&noscript=1 />

QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Cho đến nay, Việt Nam đã và đang tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với việc người Việt Nam có nhiều cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài thì.người nước ngoài cũng được tạo điều kiện làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố.nước ngoài cũng theo đó mà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết khi ngày càng có nhiều người Việt Nam kết.hôn với người ngoài và người nước ngoài kết hôn trên lãnh thổ Việt Nam.

Để Quý khách hàng có được cái nhìn tổng quan về các quy định liên quan đến quan hệ.hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, LawPlus xin điểm qua những quy định quan trọng cho Quý.khách hàng tham khảo.

Table of Contents/Mục lục

I. QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình.mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân.và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ.đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản.liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình đáp ứng một trong các dấu hiệu sau được xem.như quan hệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

a) Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình là người nước ngoài

 Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định: “Người nước.ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước.ngoài và.người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.

Khoản 5 Điều 3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam quy định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không.quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”.

Như vậy, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có.thể xảy ra trong các trường hợp sau:

(i) Giữa công dân Việt Nam với người có quốc tịch nước ngoài;
(ii) Giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch;
(iii) Giữa người có quốc tịch nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
(iv) Giữa người không quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam.

b) Nơi cư trú của các bên đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài

Các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng được.áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên.định cư ở nước ngoài.

Khoản 3 Điều 3 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam quy định:Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người.gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài’.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam.đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và.con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

c) Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài

(i) Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình xảy.ra ở nước ngoài.

Ví dụ, các bên có quốc tịch Việt Nam nhưng kết hôn trước cơ quan có thẩm.quyền của nước ngoài. Pháp luật được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan như xác định điều.kiện kết hôn và nghi thức kết hôn của các bên sẽ là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước ngoài, trừ trường.hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Ở đây, vấn đề lựa chọn.pháp luật sẽ được đặt ra.

(ii) Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân và gia đình.xảy ra ở nước ngoài.

Ví dụ, tòa án nước ngoài ra quyết định cho phép các bên ly thân được coi là.sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài. Theo quyết định này, hôn nhân chưa.chấm dứt nhưng quan hệ vợ chồng thì thay đổi. Sự thay đổi này thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan.hệ tài sản của vợ chồng và sẽ được điều chỉnh bởi quyết định của tòa án. Như vậy, khi sự kiện pháp lý.làm thay đổi quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài thì pháp luật luật của nước đó cùng pháp luật Việt Nam.có thể được áp dụng để xem xét tình trạng pháp lý của vợ chồng này.

(iii) Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy.ra ở nước ngoài.

Ví dụ, khi vợ, chồng xin ly hôn ở nước ngoài trước cơ quan có thẩm.quyền của nước ngoài thì pháp luật được áp dụng  để điều chỉnh là pháp luật của Việt Nam và pháp luật nơi tiến.hành ly hôn. Khi đó cũng sẽ nảy sinh vấn đề xung đột pháp luật và việc lựa chọn.luật áp dụng cũng được đặt ra.

d) Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài

Nếu quan hệ hôn nhân và gia đình có liên quan đến tài sản.đang tồn tại ở nước ngoài thì vấn đề lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ này cũng sẽ được đặt ra.

Ví dụ, hai vợ chồng là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam nhưng có.quyền sở hữu đối với một bất động sản tại nước ngoài. Việc xác định quan hệ của vợ chồng đối với bất động.sản này sẽ do pháp luật của nước đó hay pháp luật của Việt Nam điều chỉnh? Để giải quyết vấn đề này, người ta.thường áp dụng các quy phạm xung đột. Theo đó, nguyên tắc luật nơi có vật sẽ được áp dụng để điều chỉnh.đối với các vấn đề liên quan đến tài sản là bất động sản (pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng để điều.chỉnh quan hệ tài sản của vợ, chồng trong trường hợp này).

2. Nguyên tắc áp dụng

Theo Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc áp dụng pháp luật đối.với các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước.ngoài được thực hiện như sau:

– Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp.Luật này có quy định khác. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì áp dụng.quy định của điều ước quốc tế đó.

– Trong.trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp.dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2.của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong.trường hợp.pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật.Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

– Trong trường.hợp.điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước.ngoài được áp dụng.

3. Thẩm quyền giải quyết

Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định:

– Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình.có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

– Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp.luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận.cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của.nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định.khác của pháp luật Việt Nam.

4. Hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình

Điều 124 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định:

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để.sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được.miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.hoặc theo nguyên tắc có đi có lại”.

II. KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không nêu khái niệm “kết hôn có yếu tố nước ngoài’ nhưng.căn cứ vào khái niệm “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” đã đề cập.phía trên thì kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc nam, nữ thực hiện việc kết hôn để xác lập.quan hệ vợ chồng trong các trường hợp sau:

2. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài

Mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Nếu việc kết hôn được tiến hành tại Việt Nam thì các bên phải tuân các quy định của Luật hôn nhân.gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

– Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân.theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan.nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân.theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

– Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định.của Luật này về điều kiện kết hôn.

Điều kiện kết hôn theo quy định của Việt Nam:

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, gồm;
  • Kết hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa.những người có họ trong phạm.vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa.người đã từng là cha, mẹ.nuôi với.con.nuôi, cha.chồng với con dâu, mẹ.vợ với.con rể, cha dượng.với con.riêng của vợ, mẹ.kế với con.riêng của chồng.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa.những người cùng giới tính.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào Mục 2 Luật hộ tịch 2014, Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Mục 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP, Thông tư 85/2019/TT-BTC thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố.nước ngoài được thực hiện như sau:

Bước 1

Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký.kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

c) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp; Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó;

d) Bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

Lưu ý: Tuỳ từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:
– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;
– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
Bước 2

Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ.sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả. Trường hợp hồ sơ.chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng.dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp.nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;

Bước 3

Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư.pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng  Phòng Tư pháp chịu.trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết.hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo.chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Bước 4

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có.mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch.và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân.cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng.nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

III. LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định:

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước.ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo.quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam.vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung.của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết.theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi.ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công.dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải.quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; giữa một bên.là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài; giữa những người Việt Nam với nhau nhưng là căn.cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

2. Thẩm quyền xử lý vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

a) Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Ly hôn thuận tình là ly hôn khi hai vợ chồng đã thỏa thuận được.với nhau về việc chấm dứt hôn nhân, chia tài sản chung, quyền nuôi con và cấp dưỡng cho con. Theo quy định của Điều 35, Điều 36, Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố.nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài mà.một bên ở trong nước, bên kia ở nước ngoài thì người đang ở nước ngoài có thể không phải về.Việt Nam để thực hiện thủ tục.

b) Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Yêu cầu ly hôn đơn phương khi được Tòa án thụ lý thì được coi là vụ án trong đó nguyên.đơn là bên yêu cầu ly hôn và bị đơn là bên bị yêu cầu ly hôn. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước.ngoài được xác định như sau:

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn theo lãnh thổ, theo quy định.của Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc do vậy Tòa án nơi bị đơn cư trú.có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp không biết nơi.cư trú, làm việc của bị đơn, theo quy định của Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu không biết nơi.cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án.nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi.bị đơn có tài sản giải quyết.

– Thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, theo quy.định của Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

3. Trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trình tự, thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

Bước 1:

Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm.quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

a) Đơn xin ly hôn.

b) Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);

c) Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;

d) Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

e) Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);

f) Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang.nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

g) Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại.Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi.mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì.trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2:

Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra.thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai.tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện.kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).

Bước 3:

Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở.(UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.

IV. XÁC MINH CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI  

Căn cứ Điều 128 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì:

– Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định.cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam.với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên.thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

– Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu.tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật Hôn.nhân và gia đình năm 2014; các trường hợp khác có tranh chấp.

V. NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 

Căn cứ Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài thì:
– Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu.cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp.luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người.quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

VI. ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN; GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUAN HỆ NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Điều 130 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ.chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có.yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định của Luật này và các luật khác.có liên quan của Việt Nam để giải quyết.

VII. TỔNG KẾT

Các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cáp dưỡng, xác định cha mẹ con có yếu tố.nước ngoài, áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng và giải quyết hậu quả nam nữ sống chung như vợ chồng.mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được trình bày ở bài viết khác chi tiết hơn. Quý khách.hàng hãy theo dõi website của LawPlus để được cập nhật thông tin một cách đầy đủ nhất.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus liên quan đến quy định của Việt Nam về.quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm ở lĩnh vực tư vấn cùng đội.ngũ Luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn giúp Quý Khách hàng hiểu rõ để áp dụng đúng.các quy định pháp luật vào xây dựng quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đồng thời tránh được những rủi.ro pháp lý. Để nhận được sự tư vấn kịp thời, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, Quý khách hàng.vui lòng liên hệ với LawPlus thông qua hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn

>>> Tranh chấp sau ly hôn

Bài viết liên quan