&ev=PageView&noscript=1 />

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2019

VBPL có hiệu lực từ 01012019

Quy định pháp luật mới có hiệu lực từ 01/01/2019.

Năm 2018 dần khép lại, một năm mới đang đến gần. Ngay từ ngày 01/01/2019, 8 văn bản.Luật sau đây sẽ có hiệu lực, bao gồm: Luật An ninh mạng, Luật Tố cáo, Luật Thủy.sản, Luật Quy hoạch, Luật Quốc phòng, Luật Thể dục.thể thao sửa đổi, Luật đo đạc và bản đồ, Luật sửa.đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch.

1. Luật An ninh mạng

Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực 01/01/2019, gồm 7 chương 43 điều. Đây là lần đầu tiên nước ta có Luật về an ninh mạng.

Luật quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng, các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

2. Luật Tố cáo

Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực.thi hành từ ngày 01/01/2019.

Một số nội dung mới của Luật Tố cáo 2018:

– Về phạm vi điều chỉnh.

Luật Tố cáo năm 2018 chỉ nói chung là quy định về tố cáo.và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc.thực hiện nhiệm vụ, công vụ, bỏ cụm tử “cán bộ, công chức, viên chức” trong.Luật Tố cáo năm 2011. Quy định như vậy mang tính chất bao quát, không chỉ.tố cáo hành vi của cán bộ, công chức, viên chức.mà Luật Tố cáo năm 2018 còn mở rộng đối tượng khác.được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

– Về những hành vi bị nghiêm cấm

Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung các hành vi sau:

Phân biệt đối xử trong giải quyết tố cáo;
Làm mất hồ sơ, tài liệu trong quá trình giải quyết tố cáo;
Bỏ hành vi bị nghiêm cấm Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.

– Về quyền của người tố cáo

Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hại theo quy định.

3. Luật Thủy sản

Luật Thủy sản 2017 có nhiều điểm mới so với Luật Thủy sản 2003.với 9 chương, 105 điều, Luật sửa đổi đã giảm 1 chương.và tăng 43 điều so với Luật Thủy sản 2003.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, những điểm mới được.đưa vào Luật lần này gồm: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ.nguồn lợi thủy sản (Điều 10).

Theo đó, người dân, hội, hiệp hội… tham gia.cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ.nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức.và trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước.thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của.cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giải pháp.hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

4. Luật Quy hoạch

Luật Quy hoạch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017, có.hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, gồm 6 chương với 59 điều. Đây là Lần đầu tiên, Việt Nam có một dự luật riêng điều chỉnh công tác lập quy hoạch của Việt Nam.
Hai trong số những tư tưởng đổi mới nổi bật của Luật Quy hoạch, đó là sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia theo hướng tích cực và bãi bỏ các quy hoạch ngành, sản phẩm, thay vào đó để thị trường tự điều tiết.

5. Luật Quốc phòng quy định pháp luật mới

Luật Quốc phòng năm 2018 đã được Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua.ngày 8/6/2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Một số quy định mới, quan trọng, cốt lõi của.Luật Quốc phòng năm 2018 được bổ sung, đó là: chính sách của.Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ.và phát triển công nghiệp quốc phòng, để phù hợp.với cách mạng khoa học, công nghệ lần thứ 4 (cách mạng 4.0);

  • quy định.về phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh.không gian mạng;
  • quy định về phòng thủ quân khu;
  • quy định.về các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
  • quy định.về đối ngoại vào trong xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ;
  • quy định.về bình đẳng giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
  • quy định.về tính lưỡng dụng trong các dự án đầu tư xây dựng công trình.dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp.và phát triển nông thôn và công trình khác.để sẵn sàng chuyển sang phục vụ quốc phòng, phòng thủ dân sự;

  • quy định.về Ban Chỉ huy Quân sự Bộ, ngành Trung ương, để phù hợp.với chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Quân sự Bộ, ngành Trung ương;
  • quy định.về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong thực hiện.lệnh thiết quân luật, giới nghiêm để phù hợp.với Hiến pháp năm 2013;
  • quy định về chức năng, nhiệm vụ.Quân đội nhân dân;
  • quy định.về bảo đảm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, tài sản phục vụ quốc phòng, bảo đảm.phục vụ quốc phòng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại theo hướng toàn diện hơn…

6. Luật Thể dục thể thao sửa đổi quy định pháp luật mới

Luật Luật Thể dục thể thao sửa đổi được Quốc hội nước.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua.ngày 14 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực 01/01/2019.
Theo Luật thì Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng như sau:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quần chúng sau đây:

+ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức.tại Việt Nam cho người khuyết tật theo đề nghị của.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại.Việt Nam cho học sinh, sinh viên; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.cho học sinh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại.Việt Nam cho lực lượng vũ trang theo đề nghị của Bộ trưởng.BQP, Bộ trưởng BCA.

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng.Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi.nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn.thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho học sinh, sinh viên.và lực lượng vũ trang.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục.và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; giải.thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia.

-Ủy ban nhân dân các cấp quyết định.tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng của địa phương mình.

-Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu.thể thao quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao.quần chúng phải tuân theo quy định của Luật này.và có trách nhiệm quy định nội dung, hình thức, chế độ bồi dưỡng, giải thưởng.và bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức giải thi đấu.”.

7. Luật đo đạc và bản đồ quy định pháp luật mới

Luật đo đạc và bản đồ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực.thi hành từ ngày 01/01/2019.

Luật Đo đạc và bản đồ là khung pháp lý quan trọng thúc đẩy ngành đo đạc.và bản đồ Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng các.yêu cầu được kỳ vọng trong việc ứng dụng các.thành tựu vĩ đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 15 tháng 6 năm 2018 đã thông qua.Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch.được thông qua ngày 15/6/2018, có hiệu lực 01/01/2019.

Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trẻ em như sau:

– Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em.và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu.về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật.về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương.

– Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu.về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật.về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành.và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng.điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm.điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động.tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

(Phương Thảo)

Để biết thêm thông tin chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ Law Plus qua hòm thư điện tử info@lawplus.vn hoặc số điện thoại +84 2862 779399 để được tư vấn.

 

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *