&ev=PageView&noscript=1 />

QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đã có những thay đổi, bổ sung quy định về người lao động cao tuổi. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn.về vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Bài phân tích dưới đây sẽ đi sâu hơn vào những quy định mới này.

1. Tuổi nghỉ hưu

a. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Hiện nay, Luật vẫn chưa quy định như thế nào là điều kiện lao động bình thường. Tuy nhiên, từ sự phân loại về điều kiện lao động của Bộ Lao động- Thương binh, có thể hiểu.rằng: các nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường là các nghề, công việc.nhẹ nhàng, thoải mái; các nghề, công việc không căng thẳng, không độc hại hay.có các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại nhưng ở trong giới hạn an toàn cho phép, các biến đổi.tâm sinh lý sau lao động phục hồi nhanh, sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao Động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động.ở điều kiện lao động bình thường từ năm 2021 là:

+ Lao động nam: đủ 60 tuổi 03 tháng

+ Lao động nữ: đủ 55 tuổi 04 tháng

Sau đó, cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035, theo lộ trình.điều chỉnh tuổi nghỉ hưu quy định trong pháp luật về lao động.

b. Những trường hợp quy định về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn trong điều kiện lao động bình thường

Bên cạnh đó, Bộ luật cũng quy định một số trường hợp nghỉ hưu.ở tuổi thấp hơn trong điều kiện lao động bình thường. Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu được quy định ở trên tại thời điểm nghỉ hưu,.trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ ngày 01 tháng 03 năm 2021.theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc.như: đội viên cứu hộ mỏ, khai thác mỏ hầm lò, thợ lặn công trình, quản lý và khai thác đèn biển ở quần đảo Trường Sa,…

+ Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,.bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Hiện nay, danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cho năm 2021 vẫn đang là dự thảo. Tuy nhiên có thể tham khảo một số vùng trước đây được quy định thuộc điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.trong một số quy định của Chính phủ như: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa; các xã, huyện miền núi theo quyết định của địa phương;…

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Để chứng minh thuộc trường hợp này, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ khám giám định.để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT, .thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động nộp cho Hội đồng giám định y khoa.

+ Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng.có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

c. Những trường hợp quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn trong điều kiện lao động bình thường

– Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận được với nhau.thì người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

Theo đó, người lao động trong trường hợp trên sẽ được điều chỉnh.thêm theo quy định về người lao động cao tuổi.

Cụ thể:

+ Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động.về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

+ Ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi còn được hưởng tiền lương.và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

2. Chế độ hưu trí

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, các quy định của chế độ hưu trí gắn với điều kiện.về tuổi hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo tuổi nghỉ hưu.và điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo Bộ luật lao động 2019.

Pháp luật quy định người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ trường hợp.Luật Bảo hiểm xã hội có quy định khác thì khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.sẽ được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề.hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh.và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động.theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách.ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm.đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169.của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

 

quy định cho người lao động đến tuổi hưu trí

3. Lưu ý dành cho doanh nghiệp sử dụng lao động cao tuổi

Để ổn định nguồn lao động đang bị già hóa, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.là một xu thế phổ biến được thực hiện ở nhiều nước từ những năm 2010. Điều này không những giúp doanh nghiệp tránh lãng phí nguồn lao động nhiều kinh nghiệm.mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng chính sách đãi ngộ toàn diện hơn cho người lao động cao tuổi. Sau đây là một vài lưu ý cho doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động này:

– Doanh nghiệp không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Đối với hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Có thể thấy, tạo điều kiện làm việc nhằm gia hạn hợp đồng lâu dài với người lao động cao tuổi.là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.

Theo Khuyến nghị số 162 của ILO về điều chỉnh điều kiện lao động cho người cao tuổi, sau khi.tham khảo ý kiến ​​của đại diện người lao động hoặc với sự tham gia của các tổ chức đại diện của họ, hoặc thông qua.thương lượng tập thể, thì người sử dụng lao động điều có thể thực hiện những điều sau đây ở mức độ cam kết:

(a) giảm số giờ làm việc bình thường hàng ngày và hàng tuần của những người lao động lớn.tuổi.làm việc với công việc nặng nhọc, công việc độc hại hoặc không lành mạnh;

(b) thúc đẩy việc giảm dần số giờ làm việc, trong một khoảng thời gian quy định trước ngày.mà họ đạt đến độ tuổi đủ được hưởng chế độ hưu trí, đối với tất cả những ai là người lao động mà có yêu cầu như vậy;

(c) tăng số ngày nghỉ hàng năm có trả lương trên cơ sở thời gian phục vụ hoặc theo độ tuổi;

(d) tạo điều kiện cho người lao động lớn tuổi sắp xếp thời gian làm việc và giải trí sao.cho phù hợp với sự thuận tiện của họ, đặc biệt bằng cách tạo điều kiện cho họ làm việc bán thời gian.và cung cấp giờ làm việc linh hoạt;

(e) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công người lao động cao tuổi vào các công việc.được thực hiện trong thời gian làm việc bình thường trong ngày sau một khoản thời gian.nhất định được phân công công việc tăng ca liên tục hoặc bán liên tục.

Bên cạnh việc điều chỉnh điều kiện lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng thỏa ước tập thể.hoặc thương lượng cá nhân giữa người sử dụng lao động và người lao động để kéo dài thời gian làm việc.của người lao động cao tuổi, miễn là người lao động tự nguyện và cung cấp bằng chứng rằng họ đủ sức khỏe.và phù hợp để thực hiện công việc.

Trên đây là phần tổng hợp của LawPlus liên quan đến quy định mới nhất về người lao động đến tuổi nghỉ hưu.và nguồn lao động cao tuổi theo Luật Lao động 2019.cùng những khuyến nghị dành cho doanh nghiệp có nguồn lao động là người lớn tuổi. Để được tư vấn chi tiết về lộ trình nghỉ hưu cũng như thực hiện các khuyến nghị.về điều kiện lao động, vui lòng liên hệ theo hotline +84268277399 hoặc email info@lawplus.vn.

LawPlus

Bài viết liên quan