Site icon LawPlus

QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Đầu tư ra nước ngoài hiện nay trở thành một xu hướng lớn của các nhà đầu tư Việt Nam. Để có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN), các nhà đầu tư (NĐT) không chỉ cần tìm hiểu về thị trường nơi mình mong muốn đầu tư mà họ còn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện, thủ tục về đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về đầu tư ra nước ngoài, qua bài viết này, LawPlus sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn đọc có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đầu tư của mình.

1. Lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài

Tùy vào kế hoạch của NĐT, nhu cầu thị trường và quy định pháp luật của quốc gia sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, .NĐT có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu hình thức đầu tư của NĐT thuộc một trong các trường hợp được LawPlus .đề cập dưới đây thì NĐT phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

2. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Để được tiến hành ĐTRNN, NĐT phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước. ngoài với các ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh .doanh theo quy định của Việt Nam và quốc gia đầu tư. Ngoài ra, tùy vào mức vốn đầu tư, ngành nghề đầu tư mà thủ. tục cấp phép cho từng dự án sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn phần này qua .bài viết của LawPlus tại đây.

3. Tiến hành đăng ký kinh doanh tại quốc gia đầu tư

Tùy vào từng quốc gia mà quy định về việc đăng ký. kinh doanh, ngành nghề kinh doanh sẽ là khác nhau. LawPlus với hệ thống các đối tác có mặt tại nhiều quốc gia như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,… .chúng tôi sẽ hỗ trợ để bạn có thể nắm được những thông tin cần thiết cho kế hoạch đầu tư của mình.

4. Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, NĐT phải tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 06/VBHN-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN.

Theo Thông ty này, NĐT phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn ĐTRNN tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, NĐT được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước.

Đối với NĐT có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải. mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều NĐT,. mỗi NĐT phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài. trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan .có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Để tìm hiểu rõ hơn về hồ sơ và quy trình đăng ký giao dịch ngoại hối liên. quan đến hoạt động ĐTRNN, bạn có thể tham khảo bài viết của LawPlus tại đây.

5. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch, thu, chi đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư.

Tuy nhiên, trong trường hợp việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì việc chuyển vốn chỉ được dùng để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:

a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;

b) Khảo sát thực địa;

c) Nghiên cứu tài liệu;

d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;

đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;

e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;

g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;

h) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;

i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;

k) Đàm phán hợp đồng;

l) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.

Lưu ý: Hạn mức chuyển ngoại tệ này không được vượt quá 5% tổng vốn ĐTRNN và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn ĐTRNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác. Ngoài ra, tài khoản ngoại tệ được sử dụng để chuyển ngoại tệ trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, phải được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước sau khi dự án đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Đối với NĐT, định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng .đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo), NĐT phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn. ĐTRNN cho từng dự án gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi NĐT .không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi NĐT là cá nhân. đăng ký thường trú hoặc nơi NĐT khác đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể .yêu cầu NĐT tiến hành báo cáo đột xuất. Do đó, NĐT phải luôn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan .để có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp báo cáo đột xuất

Trên đây là các nội dung thông tin liên quan đến đầu tư ra nước ngoài mà NĐT cần lưu ý. Nếu bạn đọc có thắc mắc cần được LawPlus hỗ trợ, giải đáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong những cách sau: Hotline 02862 779 399 hoặc 0966 008 030 / 0965 052 039/ 039 393 0522 (Zalo, Viber, WhatsApp); Email info@lawplus.vn; hoặc đến trực tiếp văn phòng LawPlus

Bài viết liên quan
Exit mobile version