&ev=PageView&noscript=1 />

THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Khi thị trường Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên thế giới,.thì các nhà đầu tư trong nước cũng đang dần đẩy mạnh việc đầu tư ra.nước ngoài để phát triển hơn việc giao thương mua bán hàng hoá. Đầu tư ra nước ngoài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động đầu tư ra nước ngoài này để.quản lý được những hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của các nhà đầu tư?THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 

Sau đây, Law Plus xin gửi đến Quý khách hàng những quy định của pháp luật quan.trọng về thủ tục đầu tư ra nước ngoài để Quý khách có căn cứ tham khảo và áp dụng.

>>> GIẤY PHÉP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

 1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì và đối tượng nào được thực hiện?

Theo Khoản 13 Điều 3 của Luật đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì hoạt động đầu tư.ra nước ngoài là “việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ.nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài”.

Theo Điều 68 Nghị định 31/2021 NĐ-CP hướng dẫn luật.đầu tư có hiệu lực ngày 26/03/2021 thì nhà đầu tư.thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy.định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp:
  1. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên.chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong.các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần.vốn.góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  4. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy.định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện.theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  5. Người.chưa thành niên; người.bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người.bị mất năng lực hành vi dân sự; người.có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  6. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang.chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  7. Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong.một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài ?

Căn cứ Điều 52 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện hoạt động.đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư:
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông.qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư: nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức.đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

3. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư

  • Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt.
  • Trường hợp hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài.thì nhà đầu tư phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư được làm bằng tiếng Việt.và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đầu tư.
  • Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội.dung bản dịch hoặc bản sao với bản chính và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài.

4. Vốn đầu tư ra nước ngoài ?

Căn cứ Điều 69 Nghị định 31/2021 NĐ-CP thì:

  1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp.khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu.được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
  • Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng.được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
  • Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
  • Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
  • Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
  • Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Trong đó:

– Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.

– Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

 Lưu ý:

Đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài phải là vốn chủ sở hữu, trong đó không bao gồm vốn góp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trường hợp sử dụng vốn góp tăng thêm để đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định này trước, sau đó thực hiện thủ tục tăng vốn và góp đủ vốn điều lệ tại Việt Nam trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

  • Ngoại tệ.
  • Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia,.vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương.quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.

Lưu ý Chuyển vốn ra nước ngoài:

– Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài:

  • Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư.ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Hoạt động đầu tư đã được cơ quan.có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
  • Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định.của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc,.thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho: Hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
 – Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:
  • Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư
  • Khảo sát thực địa;’
  • Nghiên cứu tài liệu;
  • Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;
  • Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;
  • Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;
  • Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;
  • Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức.bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp.nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;
  • Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;
  • Đàm phán hợp đồng;
  • Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.
Bên cạnh đó:

+ Việc chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ.

+ Hạn mức chuyển ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết về quản lý ngoại hối đối với việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này.

+ Việc chuyển vốn bằng máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc chuyển máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này.

5. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư ra nước ngoài

Căn cứ tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 thì:

– Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

  • Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

– Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

– Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

6. Điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

– Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

– Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho: Hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận của Quốc hội

Căn cứ Điều 57 Luật Đầu tư 2020 thì hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết.thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
  • Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư.thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài.của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản.2 Điều 59 của Luật này;
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định.tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng.điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước.tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:

  • Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.quy định tại Điều 60 của Luật này;
  • Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  • Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư,.vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
  • Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.

Bước 4: Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ.gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
  • Tờ trình của Chính phủ;
  • Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  • Tài liệu khác có liên quan.
– Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
  • Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  • Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  • Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  • Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
  • Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

– Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư.khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

Bước 5: Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  • Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
  • Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
  • Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

 Căn cứ tại Điều 58 Luật Đầu tư , thì hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định như sau:

  • Hồ sơ dự án đầu tư thực hiện theo quy định như mục 7 của bài viết này nêu trên.
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong.thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và.Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời.hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được.lấy ý kiến có ý kiến thẩm định bằng văn bản về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Trong.thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định.và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  • Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.theo nội dung quy định tại khoản 8 Điều 57 của Luật này.

Mẫu B.I.2 Đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài

 

 

Trên đây là bài phân tích của LawPlus về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Với kinh nghiệm đồng hành cùng rất nhiều Quý doanh nghiệp, Quý khách hàng trong hoạt động đầu tư cả trong.và ngoài nước,.thông qua bài phân tích này, Law Plus mong muốn Quý khách hàng.có thể hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật để áp dụng vào thực tiễn. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp thắc mắc rõ hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với Law Plus.theo số hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

 

 

Bài viết liên quan