&ev=PageView&noscript=1 />

RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Thực tế, rủi ro trong thanh toán hợp đồng ngoại thương là rất lớn. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, Hợp đồng ngoại thương được hiểu là sự thỏa.thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và.chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa cũng như quyền sở hữu hàng hóa cho bên.mua và bên mua phải thanh toán tiền cho giá trị của hàng hoá đó.

Trong thực tiễn áp dụng, vì sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, chế định.pháp luật bảo vệ … đã làm cho các bên xảy ra những tranh chấp, một trong những tranh chấp điển hình là.tranh chấp về điều khoản thanh toán trong hợp đồng. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Với kinh nghiệm được đồng hành cùng.nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, chúng tôi với đội ngũ Luật sư giỏi.và giàu kinh nghiệm nhiều năm tư vấn, hiểu được những băn khoăn của.Quý doanh nghiệp, xin đưa ra một số phân tích liên quan để.Quý doanh nghiệp.có căn cứ tham khảo và áp dụng để hạn chế tối đa các rủi ro.

 

I. NHỮNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1. Rủi ro về phương thức thanh toán

Trong Hợp đồng ngoại thương, với đặc thù các bên tham gia ký kết đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên việc lựa chọn phương. thức thanh toán là một vấn đề quan trọng cần được các bên cân nhắc, phương thức nào sẽ phù hợp nhất cho hợp đồng đã ký, để bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Dù đã sử dụng những bên thứ ba để bảo đảo quá trình thanh toán như Ngân hàng… nhưng những phương thức này vẫn có thể xảy ra một số rủi ro cần lưu ý như sau: RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1.1 Phương thức chuyển tiền (Chuyển bằng điện hoặc bằng thư)

a. Khái niệm:

  • Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó người trả tiền.yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do người trả tiền yêu cầu.

  • Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer hay M/T): Ngân hàng tại nước người nhập khẩu gửi thư cho ngân hàng.đại lý ở nước người xuất khẩu trả tiền. Theo hình thức này, chi phí chuyển tiền thấp nhưng tốc độ chậm, dễ bị ảnh hưởng nếu có biến động nhiều về tỷ giá.

  • Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer hay T/T): Ngân hàng chuyển tiền gửi lệnh bằng điện cho Ngân hàng đại lý.trả tiền thanh toán cho người xuất khẩu. Theo hình thức này, chi phí trả tiền cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, ít chịu biến động của tỷ giá.

    RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

b.  Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
  • Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán.
  • Nhược điểm: Việc trả tiền nhanh hay chậm phụ thuộc vào thiện chí của người trả tiền/người nhập khẩu do đó phương. thức này không đảm bảo quyền lợi cho người hưởng lợi/ xuất khẩu. Mức độ an toàn trong thanh toán thấp, do đó phương thức chuyển tiền chỉ phù hợp giữa các.đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán nhỏ. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1.2  Phương thức nhờ thu (Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ)

a.  Khái niệm

  • Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó.người bán ủy thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền hàng.hóa dịch vụ đã giao cho người mau trên cơ sở hối phiếu của người bán đã lập ra.
  • Nhờ thu trơn (Clean Collection) là phương thức trong đó người.bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn. cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
  • Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức trong đó người.bán ủy quyền cho ngân hàng của mình thu hộ tiền ở người mua không những.căn cứ trên hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng cho.người mua để nhận hàng. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

b.  Ưu và nhược điểm

Tuỳ vào phương thức thanh toán mà các bên.trong hợp đồng sẽ có lợi hơn bên ngược lại ví dụ đối với:

  • Phương thức nhờ thu trơn thì người bán: do việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc.chậm trả tiền còn người mua: nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong.khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.
  • Phương thức nhờ thu chứng từ thì quyền lợi của người bán được đảm.bảo hơn so với phương thức trên vì người bán nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua. Tuy nhiên Người mua có thể không nhận chứng từ để trì hoãn việc trả tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian.thu tiền hộ còn không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1.3  Phương thức tín dụng chứng từ

a. Khái niệm

Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là sự thỏa thuận mà Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả.một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh. toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng. Trong đó “Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình”. Và “Bên thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.” RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

b. Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm: Ngân hàng là bên đứng ra bảo lãnh nên đảm bảo an toàn cho quá trình giao dịch, là người đứng ra bảo lãnh thanh toán tiền hàng cho người nhập khẩu. Việc này sẽ giúp hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu hơn.
  • Nhược điểm:
    • L/C không phải là hình thức thanh toán an.toàn tuyệt đối vì việc thanh toán dựa trên chứng từ, không phải dựa trên chất lượng hàng hóa. Do đó, có thể người mua sẽ gặp bất lợi khi nhận hàng không đúng với chất lượng.

    • Mất nhiều thời gian ở khâu lập và kiểm tra chứng từ.

    • Chi phí giao dịch với ngân hàng lớn. 

    • Chi phí lưu hàng, bảo quản hàng hóa tại cảng lớn nếu chứng từ sai sót và bên.mua không nhận được hàng.

1.4 Phương thức ghi sổ

a. Khái niệm

  • Người xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ những.khoản bao gồm tiền hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho nhà nhập khẩu, đến từng định kỳ tháng, quý hoặc năm người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu bằng phương thức. chuyển tiền. Thực chất, trong phương thức này, người xuất khẩu cho người nhập khẩu vay số tiền trả.chậm và có tính lãi trên số tiền trả chậm này. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

b.  Ưu và nhược điểm

  • Ưu điểm: người nhập khẩu mua được hàng hóa mà chưa phải trả tiền ngay, có thể giải quyết được vấn đề thiếu vốn tức thời.
  • Nhược điểm: Phương thức này vẫn rủi ro cao cho người xuất khẩu. Nó chỉ áp dụng trong trường hợp giữa hai bên có. quan hệ mậu dịch thường xuyên và tin tưởng lẫn.nhau hoặc quan hệ mua bán giữa công ty mẹ và công ty con.

2. Rủi ro về giá cả

  • Khi thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương thì các bên trong hợp đồng.đã ấn định một mức giá cố định và theo đó các. bên phải thực hiện thanh toán dựa trên mức giá đó. Tuy nhiên, trong thực tế, giá cả của hàng hoá sẽ bị điều chỉnh bởi những yếu tố khách.quan như nhu yếu thị trường đối với mặt hàng đó, yếu tố chính trị làm hàng hoá khan hiếm và giá cả. bị điều chỉnh theo…. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán và.thời hạn nhận hàng của bên mua. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
  • Do đó để hạn chế rủi ro về giá cả thì các bên nên có điều khoản.dự phòng về việc tăng/giảm giá để đảm bảo quyền và lợi. ích của các bên được bảo đảm và việc hợp đồng có thể thực thi.

3. Rủi ro về đồng tiền thanh toán

  • Trong hợp đồng thương mại quốc tế, đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán có thể.tùy theo sự thỏa thuận của các bên (có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, hoặc của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ.ba mà hai bên đồng ý). RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
  • Tuy nhiên, đồng tiền thanh toán cũng như tỷ giá của nó làm ảnh hướng đến điều khoản thanh.toán và giá trị của hợp đồng. Điều này làm cho các bên trong hợp đồng bị động.trong việc thanh toán nếu như tỷ giá của đồng tiền bị thay đổi.

4. Rủi ro về thời hạn thanh toán

  • Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc nội dung thỏa thuận bị vô hiệu, thì thời điểm thanh toán sẽ là thời điểm giao hàng theo quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, thời gian thanh toán sẽ được quy định dựa vào thời gian giao hàng của bên bán.
  • Tuy nhiên, việc hàng giao không đúng với Hợp đồng hoặc bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bất khả.kháng làm cho khả năng giao hàng của bên Bán không đúng.thời điểm như quy định trên hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến.thời hạn thanh toán của Bên mua. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH RỦI RO

Có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện rủi ro trong quá trình thanh toán.đối với hợp đồng ngoại thương khi mà khoảng cách giữa. các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thường là xuyên quốc gia, quy định pháp luật về ngoại hối của mỗi quốc gia khác nhau.

Hiểu rõ được nguyên nhân xuất hiện những rủi ro trên.sẽ khiến các bên tham gia ký kết hợp đồng tránh được những hậu quả. đáng tiếc gây thiệt hại về tài chính hoặc mối quan hệ giữa các bên. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Nguyên nhân xuất hiện rủi ro này có thể phân chia thành các loại gồm:

1. Nguyên nhân chủ quan 

Nguyên nhân chủ quan đến.từ nội dung điều khoản thanh toán trên hợp đồng. Trong khi thỏa thuận về điều khoản thanh toán, các bên đã không nắm rõ được quy định của.mỗi quốc gia về hạn chế trong hoạt động ngoại hối (tỷ giá) hoặc các quy định về thủ tục thông quan hàng.hoá tại các cửa khẩu theo hình thức vận chuyển…. Những vấn đề phát sinh này sẽ làm ảnh hưởng đến. quan trình thực hiện hợp đồng của các bên nếu không có quy định.cụ thể sẽ phát sinh những tranh chấp không đáng có.

Có thể thấy nguyên nhân chủ quan là do một hoặc cả hai bên.không nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các điều khoản để bảo vệ. quyền, ích hợp pháp của chính mình. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan thường đến.từ bên ngoài có thể là do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thiên tai, các chính sách pháp luật như giá cả, chính trị, hợp tác của Chính phủ…ví dụ:

  • Thay đổi tỷ giá hối đoái bởi nhà nước:

    • Trong hoạt động ngoại thương, thời điểm giao hàng thường sau một thời gian nhất. định kể từ ngày ký hết hợp đồng và thời điểm thanh.toán thường sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng.
    • Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên biết rõ về giá trị thanh toán, đồng tiền thanh toán, tỷ giá giao ngày hiện hành và thời điểm thanh toán. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
    • Tuy nhiên quá trình thực hiện hợp đồng kéo dài hoặc vì những lý do khách hàng ảnh.hưởng đến thời hạn giao hàng và thanh toán khiến cho hợp đồng bị ảnh.hưởng bởi tỷ giá thay đổi tại thời điểm thanh toán (khác với thời điểm như đã quy định trên hợp đồng). RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
  • Vấn đề pháp lý:

    • Với đặc thù là hoạt động xuyên quốc gia, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thường đến từ hai hay nhiều quốc gia khác nhau, do đó Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ sẽ phức tạp.hơn nhiều so với các hoạt động mua bán trong nước.
    • Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên đã cùng nhau lựa chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp, tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra thì mỗi bên đều muốn.bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình do đó họ thường. không có tiếng nói chung và thoả thuận chung.
    • Hơn nữa, các quy định sẽ thay đổi để điều chỉnh tốt nhất các quan hệ xã.hội tuy nhiên sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến các điều khoản của hợp đồng ngoại thương.
  • Vấn đề quốc gia:

    • Một trong hai quốc gia nơi mà chủ thể tham gia hợp đồng xảy ra những.bất ổn về chính trị như chiến tranh, loạn lạc… sẽ khiến cho việc thanh toán của các bên không được.kiểm soát và xảy ra các tranh chấp.

Những nguyên nhân khách quan thường đến bất ngờ khó.lường trước được và ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của cả bên mua và bên bán. Như vậy, việc nhận diện rủi ro là rất cần thiết. Các bên khi ký và thực hiện hợp đồng cần phải có cái nhìn. bao quát và toàn diện phân tích các.rủi ro có thể gặp đối với từng hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại có cái nhìn bao quát, toàn diện để đưa các nội dung phù hợp, chi tiết vào hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của mình. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

III. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN

Các bên chủ thể trong hợp đồng cần.thực hiện những biện pháp sau để hạn chế rủi ro:

  • Tìm hiểu về pháp luật quốc gia mà đối tác trong hợp đồng tồn tại, để phần nào nắm được những quy định liên quan đến. ngoại hối hoặc quy định về điều kiện thông quan về bộ chứng từ cần thiết để.bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng (nếu là bên bán) hoặc nghĩa vụ thanh toán (nếu là bên mua);

  • Cùng nhau thoả thuận rõ các điều khoản liên quan để.hạn chế tranh chấp xảy ra như Luật áp dụng khi thực hiện hợp đồng, cơ quan hoà giải, cơ quan xử lý tranh chấp, ngôn ngữ ….;

  • Quy định mọi vấn đề liên quan đến điều khoản thanh toán.một cách rõ ràng để hạn chế việc hiểu đa nghĩa hoặc khó áp dụng khi.thực thi hợp đồng hoặc khi xảy ra tranh chấp giữa các bên;

  • Những điều khoản trong hợp đồng nên được lưu ý về.sự biến động của giá cả thị trường để cả hai bên chủ thể có thể có. điều khoản chia sẻ đối với đối tác khi có sự biến động xảy ra; hoặc những điều khoản về bất khả kháng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm… cũng nên được quy định rõ trong các điều khoản của hợp đồng. RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

IV.  CHẾ TÀI PHẠT CHẬM THANH TOÁN VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Căn cứ theo Luật thương mại 2005 thì có ba điều kiện quan trọng cần được thỏa.mãn để có thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng:

  • Thứ nhất, các bên phải có thỏa thuận về phạt vi phạm. Nếu không có thỏa thuận thì dù có hành vi vi phạm hợp đồng. xảy ra trên thực tế thì bên bị vi phạm cũng không được quyền áp dụng chế tài này.

  • Thứ hai, phải có hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận. Theo đó, chỉ có những hành vi vi phạm được nêu trong. thỏa thuận phạt vi phạm mới có thể dẫn đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm.

  • Thứ ba, hành vi vi phạm phải không thuộc các trường hợp được.miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu trong hợp đồng không ghi nhận thỏa thuận của các.bên về phạt chậm thanh toán thì khi có vi phạm xảy ra, bên bị vi phạm sẽ không thể áp dụng chế tài phạt hợp đồng. Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với. nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi. trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Lưu ý:

  • Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm.có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;

  • Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên.bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

RỦI RO TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Điều khoản thanh toán là một điều khoản quan.trọng và không thể thiếu trong hợp đồng ngoại thương, bởi nó ảnh hưởng đến quyền và.nghĩa vụ trực tiếp của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Do tính chất đặc thù về các chủ thể tham gia ký kết là những. quốc gia khác nhau, để hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, Quý doanh nghiệp nên thận trọng và lưu tâm khi quy định về.điều kiện trong điều khoản thanh toán này. Ngoài ra, các bên cần tạo sự uy tín cho nhau, nghiên cứu các vấn đề về khả năng.thanh toán của đối phương trước khi giao kết hợp đồng.

Để hiểu rõ hơn các quy định về “Rủi ro trong thỏa thuận điều khoản thanh toán của Hợp đồng ngoại thương” cũng như hướng giải quyết khi phát sinh tranh chấp, vui lòng liên hệ LawPlus qua hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

 

 

>> Rủi ro trong hợp đồng thương mại

Bài viết liên quan