Ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII tạo ra một bước ngoặc lớn đối với lĩnh vực điện ở nước ta, đặc biệt là sự phát triển của các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Theo đó, Quy hoạch phát triển điện quốc gia này cũng có một số tác động đến các dự án điện mặt trời nói riêng.
Table of Contents/Mục lục
1. KHÁI QUÁT VỀ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
1.1. Khái niệm quy hoạch điện VIII
Quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) là kế hoạch phát triển ngành điện lực của Việt Nam trong một khoảng thời gian cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030, với mục tiêu và tầm nhìn xa hơn đến năm 2050. Đây là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, .đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm. Hay nói cách khách, Quy hoạch điện VIII chính là một bước. chuyển mới góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
1.2. Mục tiêu của Quy hoạch điện VIII
Dựa trên quan điểm về phát triển điện quốc gia, Quy hoạch điện VIII đã đề ra 3 mục tiêu cụ thể bao gồm:. bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng và phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo. Trong đó:
1.2.1. Về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
+ Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển .kinh tế – xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030,. khoảng 6,5 – 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 – 2050;
+ Bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với .vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 .nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN;
+ Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái .nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
1.2.2. Về chuyển đổi năng lượng công bằng
+ Phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng .30,9 – 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo .Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với. Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 – 71,5%.
+ Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 – 254 triệu tấn năm .2030 và còn khoảng 27 – 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030. với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất.
+ Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp,. vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.
1.2.3. Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo
+ Dự kiến đến 2030, hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.
+ Phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW.
1.3. Ý nghĩa của Quy hoạch điện VIII
Về ý nghĩa, Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới ngành năng lượng nói chung ở Việt Nam theo hướng bền vững, công bằng, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và khả năng thực tế của đất nước cũng như xu thế phát triển của quốc tế, như xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp…
2. TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐIỆN VIII ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Với phương án đẩy nhanh phát triển và tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất, Quy hoạch điện VIII đã đưa ra các mục tiêu cụ thể trong ưu tiên phát triển điện mặt trời như sau:
2.1. Nhà nước ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời
Nhà nước ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và .mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Loại hình nguồn điện này sẽ được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, .với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp. Cụ thể, tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng .963.000 MW (mặt đất khoảng 837.400 MW, mặt nước khoảng 77.400 MW và mái nhà khoảng 48.200 MW).
Theo phương án phát triển nguồn điện:
+ Đến năm 2023: Tổng công suất điện mặt trời là 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà. hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất;
+ Đến năm 2050: Tổng công suất các nhà máy điện 490.529 – 573.129 MW .(không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới). Trong đó, điện mặt trời từ 168.594 – 189.294 MW (33,0 – 34,4%);
Có thể thấy, Nhà nước đã đẩy mạnh việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, .các giải pháp làm tiền đề cho mục tiêu định hướng cũng được đề cập. Theo đó, Nhà nước đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút mạnh mẽ đối với tư nhân .trong và ngoài nước tham gia phát triển điện, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch,. thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.
2.2. Tạo ra hành lang pháp lý cho các dự án truyền tải
Đối với khung pháp lý, các chính sách cũng được Nhà nước quan tâm nhằm tháo gỡ những .vướng mắc mà nhà đầu tư đã và đang gặp phải. Qua đó, góp phần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển năng .lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu). Cụ thể như sau:
– Đối với các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt quy hoạch, đã được cơ quan. có thẩm. quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư sẽ được xem xét tiến độ cụ .thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật .về đầu tư và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo an ninh, .cân đối các nguồn, phụ tải, phù hợp hạ tầng lưới điện, hiệu quả về kinh tế,. giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
– Đối với các dự án điện mặt trời đã có quy hoạch trong giai đoạn 2021 – 2030 nhưng chưa giao chủ .đầu tư thì chưa được phép triển khai mà xem xét sau năm 2030, trừ trường hợp triển khai theo hình thức tự sản, .tự tiêu trên cơ sở không hợp thức hóa nếu có vi phạm về quy hoạch, đất đai và các .quy định khác của pháp luật (Phụ lục IV).
Các quy định liên quan như Luật Điện lực sẽ được sửa đổi để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy hoạch, .điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, .tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo;. tách bạch vai trò quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Mặc dù tại thời điểm hiện tại, các dự án điện mặt trời vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, các vướng mắc vẫn đang chờ để được .hướng dẫn, tuy nhiên, theo tinh thần của Quy hoạch điện VIII, .Nhà nước đang sẵn sàng tạo điều kiện và sẽ sớm có những hướng dẫn để giải quyết .các vướng mắc cho doanh nghiệp điện mặt trời nhằm hướng tới mục tiêu năng lượng sạch.
Các hướng dẫn và thông tin liên quan tới Quy hoạch Điện VIII sẽ được LawPlus cập nhật. thường xuyên và liên tục trên website: https://lawplus.vn/ và trang fanpage của LawPlus.