&ev=PageView&noscript=1 />

THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và những quy định mở về gia nhập thị trường,.Việt Nam đang dần trở thành địa điểm lý tưởng để các nhà đầu tư, người lao động nước ngoài lựa chọn là nơi để sinh sống và làm việc.thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại việt nam

Người nước ngoài sinh sống và làm việc buộc phải tuân thủ theo các quy định về.cư trú và phải có các giấy tờ như Thị thực, Thẻ tạm trú phù hợp với mục đích (diện) nhập cảnh.

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp và từng đối tượng mà hồ sơ yêu cầu cũng như thời hạn của Thẻ tạm trú sẽ khác nhau.

Với kinh nghiệm đồng hành nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn cho các nhà đầu tư, người lao động,.các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam. Law Plus xin điểm qua những quy định về Thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại.Việt Nam để Quý khách hàng có căn cứ tham khảo và áp dụng.

>>> QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Đối tượng được cấp thẻ tạm trú và thời hạn

Căn cứ Điều 36 Văn bản hợp nhất Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 thì những đối tượng là người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú  bao gồm:

  • Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ, kí hiệu là NG3;
  • Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Trong đó:
STT Đối tượng Ký hiệu Thời hạn
1 Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự,.cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng,.con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ; NG3 Lên tới 5 năm
2 Người nước ngoài vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ,.Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy,.thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; LV1 Lên tới 5 năm
3 Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; LV2 Lên tới 5 năm
4 Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; LS Lên tới 5 năm
5
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư.tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành,.nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;
ĐT1 Lên tới 10 năm
6 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ.50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ. đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định; ĐT2 Lên tới 5 năm
7 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng; ĐT3 Lên tới 3 năm
8 Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; NN1 Lên tới 3 năm
9
Người nước ngoài đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
NN2 Lên tới 3 năm
10 Người nước ngoài vào thực tập, học tập; DH Lên tới 5 năm
11 Phóng viên, báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam; PV1 Lên tới 2 năm
12 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; LĐ1 Lên tới 2 năm
13 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động; LĐ2 Lên tới 2 năm
14 Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. TT Lên tới 3 năm

2. Điều kiện xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

a. Điều kiện chung để xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn hạn sử dụng tối thiểu là 13 tháng.(Trong trường hợp hộ chiếu còn hạn 13 tháng thì Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ tạm trú với thời hạn tối đa là 12 tháng).

– Người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã,.phường hoặc đăng ký trực tuyến theo đúng quy định.

b. Điều kiện riêng đối với từng loại thẻ tạm trú cho người nước ngoài

– Đối với.người lao động xin cấp thẻ lạm trú ký hiệu LĐ1, LĐ2 thì yêu cầu giấy phép lao động/Giấy miễn giấy phép.lao động phải có thời hạn tối thiểu là 1 năm (12 tháng).

– Đối với trường hợp nhà đầu tư xin cấp thẻ tạm trú ĐT1, ĐT2, ĐT3 thì phải thực hiện việc đầu tư vào Việt Nam.và phải có văn bản tài liệu chứng minh góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam (Có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư  hoặc tài liệu khác thể hiện sự góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật)

– Đối.với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú thăm thân TT do  cá nhân bảo lãnh là thân nhân,.thì cá nhân đó phải là công dân Việt Nam và có giấy tờ chứng minh môi quan hệ pháp lý (Giấy khai sinh, Giấy chứng đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình ….)

– Đối trường hợp xin thẻ tạm trú thăm thân TT do Công ty/tổ chức bảo lãnh với những diện xin cho người thân vào thăm hoặc sống chung với người nước ngoài làm việc ở.công ty tổ chức thì điều kiện bắt buộc là người nước ngoài làm việc tại công ty phải đã có thẻ tạm trú hoặc đã đủ điều kiện xin thẻ tạm trú và cùng nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú một lần cùng với người thân của mình.

c. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan, tổ chức khi đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài cần phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

  • Giấy phép hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức (có công chứng);
  • Văn bản đăng ký hoạt động của tổ chức (có công chứng) do cơ quan có thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;
  • Văn bản giới thiệu, con dấu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức;

Việc nộp hồ sơ trên chỉ thực hiện một lần. Khi có thay đổi nội dung trong hồ sơ thì doanh nghiệp phải có văn.bản thông báo cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.

– Người nước ngoài nhập cảnh có mục đích hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, và không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh” quy định tại Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể: Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
  • Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Vì lý do quốc phòng, an ninh.
    • Các trường hợp không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp.
    • Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

3. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

a. Hồ sơ

– Hồ sơ đề nghị xin cấp thẻ tạm trú bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);

+ Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8)

+ Hộ chiếu

+  02 ảnh cỡ 3×4 cm (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh rời);

Lưu ý: Nếu người nước ngoài thuộc diện NG3 thì cần phải có các giấy tờ chứng minh.

– Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú đối với trường hợp người lao động đã được cấp Giấy phép lao động:

+ Bản sao Giấy chứng nhận.đăng ký thuế

+ Bản.sao Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

+ Bản sao.Giấy xác nhận lao động có thời hạn 1 năm trở lên

+ Bản sao.Giấy xác nhận tạm trú do công an phường xác nhận

+ Bản sao Giấy chứng nhận.đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ có giá trị tương đương

+ 1 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh. (gửi kèm bản chính để đối chiếu)

+ 4 ảnh 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 6 tháng.

– Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú đối với nhà đầu tư có vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng:

+ Bản.sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế

+ Bản sao Giấy.chứng nhận đăng ký mẫu dấu

+ Bản sao Giấy xác.nhận tạm trú do công an phường xác nhận

+ Bản sao Giấy.tờ chứng minh không thuộc diện cấp Giấy phép lao động

+ Bản sao Giấy.chứng nhận đầu tư hoặc Giấy tờ có giá trị tương đương khác

+ 1 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh (gửi kèm bản chính để đối chiếu)

+ 4 ảnh 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 6 tháng

– Hồ sơ đối với thân nhân đi cùng người lao động nước ngoài:

+  Bản sao giấy tờ chứng minh mục đích xin xác nhận tạm trú

+ Bản sao Giấy xác nhận tạm trú do công an phường xác nhận

+ 1 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất.nhập cảnh (gửi kèm bản chính để đối chiếu)

+ 4 ảnh 3x4cm đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 6 tháng

+ Tuỳ từng trường hợp cụ thể phải cung cấp Bản hợp pháp hoá và dịch.sang tiếng Việt của Giấy chứng.nhận đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh, Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình,…

b. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết cấp thẻ tạm trú

+  Đối với thẻ tạm trú ký hiệu NG3: Cơ quan đại diện ngoại giao,.cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm.trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

+ Đối với các loại thẻ tạm trú còn lại nêu trên: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời,.bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại cơ quan quản.lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất.nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus về các trường hợp được cấp thẻ.tạm trú cũng như điều kiện, hồ sơ,.thủ tục để xin được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm đồng hành cùng rất nhiều Quý khách hàng là những nhà đầu tư,.chuyên gia, người lao động đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình sinh sống và.làm việc tại Việt Nam thông qua việc sử dụng Thẻ tạm trú thông qua bài phân tích này, LawPlus mong muốn.Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật để áp dụng vào thực tiễn. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp thắc mắc rõ hơn, Quý khách vui lòng liên hệ với LawPlus theo số hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

Bài viết liên quan