Site icon LawPlus

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép kinh doanh để thực hiện một số hoạt động mua bán hàng hóa nhất định tại Việt Nam. Khi thông tin liên quan đến nội dung trên giấy phép kinh doanh có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Sau đây, LawPlus xin giới thiệu đến quý khách hàng thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

I. Các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh

Căn cứ Điều 14 và Điều 11 Nghị định 09/2018/ NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương.mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư.nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.tại Việt Nam, giấy phép kinh doanh được điều chỉnh.khi có thay đổi một trong các nội dung sau:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người.đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối; điều chỉnh giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

Lưu ý:

Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải xin cấp.lại giấy phép kinh doanh.

II. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép kinh doanh

Theo Điều 15 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Hồ sơ điều chỉnh giấy phép kinh doanh bao gồm:

1. Hồ sơ điều chỉnh khi có thay đổi về tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục.ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.ghi nhận nội dung điều chỉnh.

2. Hồ sơ điều chỉnh khi có thay đổi về chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, hàng hóa phân phối, các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và các nội dung khác.

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục.ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

b) Bản giải trình có nội dung:

– Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

– Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện.hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển.thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả.kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

– Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài.chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường.hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn.và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

– Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến.mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề.nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép.kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

c) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh.không còn nợ thuế quá hạn.

d) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động.mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến.mua bán hàng hóa (nếu có).

III. Trình tự thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh

Theo Điều 16 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, việc điều chỉnh giấy phép kinh doanh được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1:

Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được.hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung.nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và.hợp lệ, Sở Công Thương kiểm tra việc đáp ứng điều kiện.tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Lưu ý:

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.ghi nhận nội dung điều chỉnh tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở.chính và người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu, thành viên.góp vốn, cổ đông sáng lập thì doanh nghiệp phải gửi.hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc.

Bước 2:

Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương.có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Trường hợp đáp ứng điều kiện, Sở Công Thương gửi.hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.

Bước 3:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương xem.xét các nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP để có văn bản chấp.thuận cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp từ chối phải có văn bản.trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận.của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp Bộ Công Thương có văn bản từ chối, Sở Công.Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 5:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh.doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép.kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Trên đây là bài phân tích của LawPlus liên quan đến.quy định của Việt Nam về thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh cho tổ.chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm ở lĩnh vực tư vấn cùng.đội ngũ Luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn giúp Quý Khách hàng hiểu rõ quy định hiện.hành nhằm tránh những rủi ro sau khi thay đổi. Để nhận được sự tư vấn kịp thời, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, Quý khách.hàng vui lòng liên hệ với LawPlus thông qua hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.

>>> Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính cho doanh nghiệp

 

Bài viết liên quan
Exit mobile version