Tranh chấp dân sự là dạng tranh chấp phổ biến và chung nhất giữa các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan trong sự vận hành và phát triển của xã hội, liên quan mật thiết đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của một hoặc các bên về tài sản, hôn nhân gia đình, quyền sở hữu trí tuệ, thừa kế, lao động, quyền nhân thân hoặc các quyền dân sự khác.
Thước đo của những tranh chấp này thường được áp dụng chung bởi Bộ luật dân sự và thường được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc đưa ra Toà án, Trung tâm trọng tài để xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong phạm vi bài viết này, Law Plus sẽ mang đến cho Quý khách hàng những nội dung nổi bật liên quan đến “Tranh chấp trong tố tụng dân sự”.
Table of Contents/Mục lục
I. QUYỀN YÊU CẦU TÒA ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO TRÌNH TỰ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sau đây gọi là “BLTTDS”) khi quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Trong trường hợp này, tranh chấp sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.
II. NHỮNG TRANH CHẤP DÂN SỰ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ
Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS có liệt kê những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
-
Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
-
Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
-
Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
-
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (loại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30).
-
Tranh chấp về thừa kế tài sản.
-
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
-
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
-
Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
-
Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
-
Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
-
Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
-
Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
-
Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
-
Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
-
Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
-
Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
-
Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
-
Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
-
Tranh chấp về cấp dưỡng.
-
Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
-
Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
-
Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
-
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
-
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
-
Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
-
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
-
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
-
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
III. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN
3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn khởi kiện (cần phải đáp ứng theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 189 BLTTDS);
- Kèm theo đơn khởi kiện phải có.tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp.của người khởi kiện bị xâm phạm.
Lưu ý:
– Tài liệu nộp cùng đơn khởi kiện.phải đáp ứng điều kiện:
- Nếu là tài liệu đọc được nội dung.thì phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức.có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
- Nếu là tài liệu nghe được, nhìn được.thì được xuất trình kèm theo văn bản trình bày.của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu.nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận.của người đã cung cấp cho người xuất trình.về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc.liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Nếu tài liệu là thông điệp dữ liệu điện tử.thì phải được thể hiện dưới hình thức trao đổi.dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các.hình thức tương tự khác theo quy định.của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Trường hợp vì lý do khách quan.mà người khởi kiện không thể.nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để.chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp.bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu.của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
3.2. Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp dân sự
Tuỳ vào từng hồ sơ vụ án, tuỳ vào từng tranh chấp là đơn giản hay phức tạp và tuỳ vào từng thủ tục giải quyết (theo thủ tục rút gọn hay theo thủ tục thông thường) mà trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự có sự thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, khi xem xét BLTTDS hiện hành thì có thể liệt kê trình tự, thủ tục khởi kiện một vụ án tranh chấp dân sự như sau:
Bước 1:
Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ và tài liệu có liên quan cho việc khởi kiện (xem lại mục 3.1 nêu trên).
Bước 2:
Gửi đơn khởi kiện đến Toà án.
Theo quy định tại Điều 190 BLTTDS thì có 03 cách gửi đơn khởi kiện đến Toà án như sau:
- Nộp trực tiếp tại Toà án;
- Gửi đến Toà án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
Bước 3:
Nhận và xử lý đơn khởi kiện (Điều 191 BLTTDS).
Bước 4:
Thụ lý vụ án (Điều 195 BLTTDS).
Sau khi nhận đơn khởi kiện.và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án.làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo.của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện.phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho.Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện.nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện.được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được.đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Bước 5:
Chuẩn bị xét xử/Giải quyết.vụ án (Điều 203 BLTTDS).
Trừ các vụ án được xét xử.theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn.chuẩn bị xét xử các loại vụ án tranh chấp dân sự.thuộc thẩm quyền của Toà án được quy định như sau:
- 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án: Đối với các vụ án.quy định tại Điều 26.và Điều 28 BLTTDS;
- 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án: Đối với các vụ án.quy định tại Điều 30.và Điều 32 BLTTDS.
Lưu ý:
Đối với vụ án có tính chất phức tạp.hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị.xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp.quy định tại Điều 26, Điều 28 BLTTDS và không quá 01 tháng đối với vụ án.thuộc trường hợp quy định tại Điều 30, 32 BLTTDS.
Bước 6:
Toà án mở phiên Toà, đưa vụ án.ra xét xử nếu vụ án thuộc trường hợp.phải đưa ra xét xử (điểm d khoản 3 và.khoản 4 Điều 203 BLTTDS).
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định.đưa vụ án ra xét xử, Tòa án.phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng.thì thời hạn này là 02 tháng.
Trên đây là những phân tích pháp lý cơ bản.về “Tranh chấp trong tố tụng dân sự” theo hành lang.pháp lý hiện hành. Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách.có thể liên hệ với Law Plus qua email.info@lawplus.vn hoặc website, hotline.02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).