Người lao động (NLĐ) sau khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thể nhận được trợ cấp thôi việc (TCTV) trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, việc nhận trợ cấp thôi việc như thế nào là điều mà nhiều NLĐ luôn quan tâm. Vậy trợ cấp thôi việc là gì, đối tượng và điều kiện được hưởng trợ cấp này được quy định như thế nào?
Trong bài viết này, LawPlus sẽ cung cấp những quy định liên quan đến chính sách chi trả TCTV để Quý khách có cơ sở tham khảo và áp dụng.
Table of Contents/Mục lục
1. Khái niệm về trợ cấp thôi việc
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019,
“Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì NSDLĐ có trách nhiệm trả TCTV cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ .12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc.được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”
Theo đó, TCTV được hiểu là khoản tiền mà đơn vị/NSDLĐ có trách nhiệm phải chi trả cho.NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên sau khi chấm dứt HĐLĐ.trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào sau khi chấm dứt HĐLĐ cũng đều nhận được khoản tiền trợ cấp này mà còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định .tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019
2. Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc
Căn cứ theo Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi khoản 1, khoản 3 đến 6 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021;
2.1 Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc
NSDLĐ phải chi trả khoản tiền TCTV cho NLĐ làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:
- Khi hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
- Khi NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
- Khi NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc.trường hợp được trả tự do,.tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
- NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,.mất tích hoặc là đã chết; .NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo đúng pháp luật
Như vậy NLĐ sau nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp kể trên.có thời gian làm việc thưởng xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ TCTV theo quy định.
2.2. Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo Bộ Luật Lao động 2019 tại khoản 5, 8, 11, 12,13 Điều 34 có quy định chi tiết về.các trường hợp chấm dứt HĐLĐ nhưng không được hưởng TCTV như sau:
- NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục.xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, nếu NLĐ chấm dứt HĐLĐ tại .các trường hợp trên sẽ không được hưởng.TCTV dù đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Ngoài ra, NLĐ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP sau đây cũng không được hưởng TCTV
- NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm. việc liên tục trở lên. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
3. Cách tính tiền trợ cấp thôi việc
Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ sẽ dựa trên nguyên tắc: Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản.tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng TCTV.
Công thức tính TCTV như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó: Tiền lương để tính TCTV là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
Thời gian làm việc để tính TCTV được xác định bằng tổng thời gian.NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và thời gian đã được chỉ .trả TCTV, trợ cấp mất việc làm.
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính TCTV, trợ cấp mất .việc làm của người được.tính theo năm tính đủ 12 tháng, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
4. Thời hạn chi trả trợ cấp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày kể từ.ngày chấm dứt HĐLĐ công ty có trách nhiệm thanh toán tiền TCTV, trừ những trường hợp nêu trên công ty có .thể kéo dài thời hạn thanh toán nhưng không quá 30 ngày.
5. Tiền từ trợ cấp có tính thuế TNCN không?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu .nhập cá nhân sửa đổi 2012 thì TCTV không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, căn cứ điểm.b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa.đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên.thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên. thì phần vượt.phải tính vào thu nhập chịu thuế tức TCTV có tính thuế TNCN. Trong trường hợp không vượt mức thì tiền TCTV này sẽ không tính thuế TNCN.
Việc hưởng TCTV là một trong những quyền lợi của NLĐ sau khi nghỉ việc. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp NSDLĐ cố tình.không chi trả trợ cấp này cho NLĐ với những lý do bất hợp lý. Do vậy, NLĐ cần phải có sự hiểu biết về loại trợ cấp này để tránh.mất quyền lợi của bản thân.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách .có thể liên hệ với Law Plus qua website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.