&ev=PageView&noscript=1 />

XỬ LÝ THẾ NÀO KHI BỊ GIẢ MẠO NHÃN HIỆU ĐÃ ĐĂNG KÝ?

Hiện nay, tình trạng hàng giả trôi nổi trên thị trường khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. “Mượn” sức ảnh hưởng của các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi giả mạo nhãn hiệu, nguy hiểm hơn là với quy mô lớn, có đường dây liên kết chặt chẽ nhằm che giấu hành vi. Theo đó, những hành vi này cần được xử lý kịp thời, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan chức năng.

Trong bài viết dưới đây, Law Plus sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng các dấu hiệu nhận biết việc giả mạo nhãn hiệu và cách chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền xử lý khi phát hiện giả mạo nhãn hiệu.

I. GIẢ MẠO NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo Điều 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, thuật ngữ “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” không chỉ bao gồm hàng hóa mà còn bao gồm cả lĩnh vực dịch vụ. 

Theo Khoản 2 Điều 213 Luật SHTT: “Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu”. 

Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa khiến người tiêu dùng.khó phân biệt được đâu là hàng hóa, dịch vụ chính hãng. Từ đó dẫn đến việc mua nhầm.sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến mục đích sử dụng. Mặt khác, việc nhãn hiệu.bị giả mạo còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu. Chẳng hạn như, đối với nhãn hiệu Ensure, Glucerna, cơ quan quản lý thị trường.đã phát hiện mạng lưới sản xuất hàng nghìn lon sữa bột giả mạo.nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, cũng như thương hiệu mà Ensure, Glucerna.gây dựng trong nhiều năm.

II. HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI GIẢ MẠO NHÃN HIỆU

Khung pháp lý về hành chính và hình sự để xử lý các hành vi vi phạm quy định về giả mạo nhãn hiệu khá vững chắc, nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký của các chủ sở hữu. Tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính

Khoản 2 Điều 211 Luật SHTT quy định: “Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt”. 

Đối với hành vi Sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Mức phạt tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng, tối đa là 50.000.000 đồng căn cứ Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; khoản 8 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng, tối đa là 50.000.000 đồng căn cứ Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.

Bên cạnh hình thức phạt tiền nêu trên còn có hình thức phạt tiền gấp hai lần (trường hợp hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm,…v.v), xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. 

Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

2.2. Xử lý hình sự

Điều 212 Luật SHTT quy định: “Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. 

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là “BLHS”) quy định 02 tội danh về giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, với hình thức xử lý như sau:

(i) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS) 

Mức phạt tiền tối thiểu là 20.000.000 đồng, tối đa là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tù tối thiểu là 01 năm, tối đa là 15 năm. Ngoài ra còn có hình thức xử lý: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 192 BLHS.

(ii) Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)

Mức phạt tiền tối thiểu là 20.000.000 đồng, tối đa là 1.000.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra còn có hình thức cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 226 BLHS.

III. CHỦ SỞ HỮU CẦN LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN BỊ GIẢ MẠO NHÃN HIỆU HÀNG HÓA? 

Theo Điều 198 Luật SHTT, một số biện pháp.mà chủ sở hữu có quyền thực hiện khi phát hiện.nhãn hiệu của mình bị giả mạo như sau: 

– Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin.quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp.công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm.quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung.vi phạm trên môi trường.mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước.có thẩm quyền (Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp) xử lý hành vi.xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Khởi kiện ra tòa án hoặc.trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Lưu ý: 

Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi.đơn yêu cầu xử lý xâm phạm kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có.các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện.hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng.hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền.xử lý.hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.của.Luật SHTT và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký.là hành vi xâm phạm.quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành. Xử lý kịp thời và nghiêm minh.các hành vi.vi phạm quy định của pháp luật về giả mạo nhãn hiệu giúp bảo vệ.tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.nhãn hiệu được bảo hộ, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ.với Law Plus qua email info@lawplus.vn hoặc.website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).

Bài viết liên quan