Chọn Trọng tài hay Tòa án? Trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động thương mại diễn ra rất đa dạng.và nhanh chóng. Sự phát triển đó một mặt tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.và phát sinh tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi.
Có nhiều cách thức để giải quyết một tranh chấp. Với cùng một đích đến.là phán quyết hay quyết định có hiệu lực của cơ quan giải quyết tranh chấp, các bên.có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay Tòa án.
Việc lựa chọn cơ chế trọng tài hay là tòa án luôn là băn khoăn của doanh nghiệp.đối với giải quyết tranh chấp thương mại. Bằng phân tích dưới đây, chúng tôi hy vọng Quý khách hàng.sẽ có cái nhìn bao quát, rõ ràng hơn về các quy định pháp luật cũng như ưu điểm.và nhược điểm của 2 hình thức giải quyết tranh chấp này để đưa ra quyết định phù hợp.
Table of Contents/Mục lục
1. Tính chất pháp lý trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay Tòa án
a. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp.tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Được đảm bảo tuân theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và bản án của tòa án sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh của nhà nước.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án với trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.về dân sự, thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án.thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
b. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trong khi đó, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận.và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Nói cách khác, đây là một tranh chấp tư, vụ việc được giải quyết.một cách bí mật về thông tin,… có thể được sử dụng thay thế.cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Điều kiện tiên quyết để có thể giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài đó.là các bên phải có Thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Đồng thời Thỏa thuận trọng tài này phải không thuộc trường hợp vô hiệu.hoặc không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật về Trọng tài.
2. Tính chung thẩm của phán quyết trọng tài
Một điểm khác biệt quan trọng nữa, đó là khả năng kháng cáo. Về nguyên tắc, phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, tức là hiệu lực cuối cùng.và không bị kháng cáo như bản án của Tòa án. Vì thế, tố tụng trọng tài chỉ xét xử một lần, bởi đương sự đã tự lựa chọn.và tín nhiệm thì phải chấp thuận quyết định của trọng tài đó.
Nhưng quyết định, bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo.và các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật có sai lầm vẫn có thể được xem xét lại.theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.ở các cấp khác nhau trong hệ thống Tòa án.
Tuy nhiên, khả năng đảm bảo thi hành phán quyết của Trọng tài phần lớn.là dựa vào sự tự nguyện của các bên. So với bản án được ban hành bởi Tòa án – cơ quan tư pháp, nhân danh.Nhà nước giải quyết tranh chấp.thì khả năng đảm bảo thi hành án cao hơn bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách, có đầy đủ nghiệp vụ, phương tiện.để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật và là biện pháp.hỗ trợ cho bên được thi hành khi mà bên phải thi hành có dấu hiệu chống đối.
Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên.phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành.và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu.Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Đồng thời, phán quyết của Trọng tài có thể bị hủy.bởi Tòa án có thẩm quyền nếu thuộc các trường hợp:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp.với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp.phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.thì nội dung đó bị huỷ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài.căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản.hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp.làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài.
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Tính linh hoạt của việc giải quyết tranh chấp Trọng tài hay Tòa án
Đối với thủ tục trọng tài, đa số các quy tắc tố tụng trọng tài quy định.rất linh hoạt việc xác định thủ tục trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, gia hạn, địa điểm.tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài.
Điều này giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, giúp cho hoạt động trọng tài diễn ra liên tục.và nhanh chóng vì Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện đã được các bên lựa chọn,.hoặc được lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
Theo quy định của pháp luật về trọng tài, các bên có quyền lựa chọn.Hội đồng trọng tài; trọng tài viên; địa điểm giải quyết tranh chấp; ngôn ngữ.sử dụng trong giải quyết tranh chấp.và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu một bên trong tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Tòa án có điểm khác so với trọng tài ở quy tắc tố tụng này.là do việc xét xử của Tòa án mang tính nghi thức nên việc áp dụng pháp luật.nói chung và pháp luật về địa điểm.và chứng cứ nói riêng là rất chặt chẽ. Thêm nữa, Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Việc sử dụng quyền lực công của nhà nước phải.theo trình tự nghiêm ngặt, tuân thủ quy định của pháp luật nên không thể linh hoạt.theo sự lựa chọn của các đương sự như đối với tố tụng trọng tài. Vì thế, giải quyết tranh chấp bằng tòa án đôi khi khiến đương sự gặp khó khăn.do không am hiểu quy định về thủ tục tố tụng.
4. Sự công nhận quốc tế của phán quyết Trọng tài thương mại và Tòa án
Trong trường hợp một hợp đồng thương mại quốc tế phát sinh, phán quyết của Tòa án.quốc gia thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Do bản chất của tòa án thường nằm.trong phạm vi quy định của một quốc gia, nên thông thường để phán quyết.của Tòa án được công nhận tại một nước.khác thường được thông qua một hiệp định song phương.hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngoại lệ khu vực, ví dụ như Liên minh Châu Âu.và các nước thuộc Tổ chức Hài hòa hóa luật thương mại ở Châu Phi – OHADA.
Ngược lại, quyết định trọng tài đạt được sự công nhận quốc tế thông qua một loạt.các công ước quốc tế và đặc biệt là Công ước New York năm 1958.về Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài. Trọng tài hay Tòa án
Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận.và cho thi hành tại Việt Nam bởi Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.về tố tụng dân sự.
5. Thời gian giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại và Tòa án
Quy trình tố tụng tại tòa án có thể bị trì hoãn.và thường kéo dài hơn so với tố tụng trọng tài. Bởi:
- Thứ nhất, các tòa án quốc gia bị quá tải công việc;
- Thứ hai, tòa án quốc gia có các cấp thẩm quyền.khác nhau (Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao). Trọng tài hay Tòa án
Điều này khiến cho các đương sự tổn thất về tiền bạc cũng.như thời gian khi các bên có quyền kháng cáo bản án theo quy định.
Ngược lại, trọng tài chỉ có một cấp giải quyết. Khi quyết định giải quyết tranh chấp.bằng Trọng tài, các bên được xem như đã từ bỏ quyền kháng cáo của.mình dưới bất kỳ hình thức nào. Khi tuyên phán quyết xong, Ủy ban Trọng tài (Hội đồng trọng tài) hoàn thành nhiệm vụ.và chấm dứt sự tồn tại của mình. Trọng tài hay Tòa án
6. Năng lực chuyên môn và sự kế tục của các cá nhân Trọng tài hay Tòa án
Đặc trưng của trọng tài là quy tắc “tính độc lập của các bên”. Đồng thời, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục.và việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.về thương mại, trong một số trường hợp đặc thù còn đòi hỏi chuyên môn riêng biệt, đặc biệt.là trong giao dịch thương mại quốc tế.
Từ đó, các bên đương sự tự do thỏa thuận đưa tranh chấp tới một chủ thể để giải quyết.mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một.hoặc ba chủ thể tư – còn được gọi là “trọng tài viên”.
Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét tình hình, lập luận.của các bên và đưa ra quyết định. Có lẽ bởi phương thức này chỉ tồn tại khi các trọng tài viên hoạt động độc lập.với nhau, và thông thường trọng tài viên.theo vụ kiện từ đầu đến cuối nên yêu cầu về tính dân chủ, khách quan trong.quá trình tố tụng được bảo đảm.
Đối với tố tụng Tòa án, Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp được bổ nhiệm.theo pháp luật quốc gia cho nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm.đối với kiến thức áp dụng pháp luật quốc tế.khi giải quyết các loại vụ việc tranh chấp thương mại. Ngoài ra, trong những trường hợp có tính chất kéo dài, có thể có.các thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện chứ không đảm bảo tính xuyên suốt về chủ thể như của trọng tài.
7. Việc áp dụng các biện pháp tạm thời trong tố tụng Trọng tài hay Tòa án
Khi cần hành động nhanh và hiệu quả để ngăn chặn sự vi phạm (áp dụng biện pháp khẩn cấp.tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ), Tòa án.có thể ra lệnh cưỡng chế bồi thường hay thậm chí thu giữa tài sản trước.khi bắt đầu tố tụng nhằm mục đích đảm bảo cho việc.thi hành án, không xâm phạm đến quyền.và lợi ích của đối tượng còn lại trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Tòa án cũng có thể ra lệnh đối với các bên thứ ba bằng quyền lực nhà nước của mình.
Nhưng đối với tố tụng trọng tài, vào thời điểm trước khi Hội đồng trọng tài.được thành lập, các bên phải nhận lệnh tạm thời thông qua Tòa án. Ở hầu hết các hệ thống pháp luật, khi hội đồng trọng tài.được thành lập, các bên có thể vẫn nhận lệnh của Tòa án để ngăn chặn hành vi sai phạm. Điển hình như, theo Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010.thì hội đồng trọng tài cũng được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, trọng tài viên.không thể ra lệnh cho bên thứ ba khi họ không muốn tham gia vào tố tụng.
8. Tính bảo mật trong giải quyết tranh chấp
Các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai.và chỉ có sự tham gia của các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của trọng tài khi vụ kiện liên quan tới bí mật thương mại.và các phát minh hay các yếu tố khác cần bảo mật theo yêu cầu của các bên. Trong hợp đồng, Các điều khoản chính luôn bao gồm cả những bí mật phải được tuân thủ trong tố tụng trọng tài.
Bởi tính bí mật rất quan trọng trong tranh chấp sở hữu trí tuệ, nên các.điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập (dưới dạng điều khoản hợp đồng).hoặc các trọng tài viên (dưới dạng một mệnh lệnh thủ tục) hoặc trong các văn bản xác định thẩm quyền. Khi nội dung tranh chấp và danh tính các bên được giữ kín, điều này sẽ đáp ứng nhu cầu tin cậy.trong quan hệ thương mại, mang lại có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh.
Đối với Tòa án, các phiên xét xử tại tòa cũng như các phán quyết là công khai. Bởi việc xét xử của Tòa án một mặt thể hiện tính dân chủ, nhằm tạo điều kiện.cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án, của các chủ thể.tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình.giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân theo quy định của.pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền.pháp luật cho quần chúng nhân dân.
Do vậy, các bản án thường được công bố rộng rãi dẫn đến.khó khăn trong việc bảo vệ các bí mật kinh doanh. Nguyên tắc này hoàn toàn khác với nguyên tắc xét xử của Trọng tài. Trọng tài hay Tòa án
9. Chi phí trong giải quyết tranh chấp
Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho.thẩm phán, ngoài các loại phí, lệ phí hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong khi, đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, các bên phải trả trước các khoản.thù lao, chi phí đi lại cho trọng tài viên, cũng như chi phí hành chính cho tổ chức trọng tài quy chế.
Nhìn chung thì dù chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại qua Trọng tại.hoặc Tòa án đều có ưu nhược điểm khác nhau. Có thể tóm lược các ưu, nhược điểm của thể.chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Tòa án như sau:
Về ưu điểm:
1. Đối với Trọng tài:
- Thứ nhất, giải quyết tranh chấp không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đối với các trường hợp tranh chấp có liên quan đến.sở hữu trí tuệ: sáng chế, phát minh… thì ưu điểm này cực kỳ quan trọng với các bên. Đồng thời, các bên có thể bảo vệ uy tín cũng như các bí mật kinh doanh khác.
- Thứ hai, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động.về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử. Nhờ đó, các bên có thể tiết kiệm được chi phí.cũng như thời gian cho việc giải quyết tranh chấp.
- Thứ ba, quyết định của Trọng tài là chung thẩm, vì vậy nó có giá trị bắt buộc với các bên.và quyền kháng cáo trong trường hợp này bị vô hiệu. Trọng tài hay Tòa án
- Thứ tư, Được chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp.các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp.để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.
- Thứ năm, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ.do đó các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ trọng tài nào để giải quyết tranh chấp của mình. Trọng tài hay Tòa án
2. Đối với Tòa án Trọng tài hay Tòa án
- Thứ nhất, tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước.để giải quyết tranh chấp, do đó phản quyết của toà án được đảm bảo thi hành.bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách.và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế, việc thi hành án được đảm bảo thực hiện trong đa số các trường hợp.
- Thứ hai, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử.bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và tuân theo pháp luật.
- Thứ ba, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án theo quy định của pháp luật thấp.hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế.
Về nhược điểm:
1. Đối với Trọng tài:
- Thứ nhất, phán quyết của trọng tài phụ thuộc.rất nhiều vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành.và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài khi đã hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài.thì bên được thi hành án mới có thể gửi đơn yêu cầu.cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết. Bên cạnh đó, một trong các bên tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án.hủy bỏ phán quyết trọng tài. Do đó, bên được thi hành án có thể sẽ gặp khó khăn.trong việc yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
- Thứ hai, chi phí cho giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khá cao, tùy thuộc vào giá trị tranh chấp. Đây cũng là một vấn đề cần cân nhắc dựa trên khả năng của các bên. Trọng tài hay Tòa án
- Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là điều kiện bắt buộc phải có.để tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Do vậy, trong các trường một bên có nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.nhưng không thỏa thuận được với bên còn lại thì không thể giải quyết.tranh chấp bằng Trọng tài.
2.Đối với Tòa án:
- Thứ nhất , phải tuân thủ nghiêm ngặt các.quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng. Các bên không thể chủ động trong việc giải quyết tranh chấp như đối với Trọng tài. Trọng tài hay Tòa án
- Thứ hai, Tòa án xét xử công khai. Có thể khiến các bên không bảo mật được.các bí mật kinh doanh cũng như uy tín các bên bị ảnh hưởng.
- Thứ ba, Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án.là chính xác, công bằng nhưng khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xét xử.nhiều lần gây bất lợi cho đương sự. Trọng tài hay Tòa án
Việc lưu ý các vấn đề nêu trên ngay từ đầu sẽ giúp cho việc.lựa chọn Trọng tài hay Tòa án trở nên rõ ràng, và.không bị hạn chế trong trường hợp có sự không đồng nhất.các tiêu chí cần bổ sung, dẫn đến sự bị động của các bên.trong quá trình giải quyết tranh chấp. Vì thế, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến tình hình thực tế.và nhu cầu của mình để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp nhất.
Trên đây là tổng hợp phân tích của LawPlus liên quan đến.thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại giữa Tòa án và Trọng tài. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn.chi tiết vui lòng liên hệ LawPlus theo số hotline +84268277399 hoặc email info@lawplus.vn.
LawPlus