&ev=PageView&noscript=1 />

ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như sau:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và việc mở rộng quy mô kinh doanh.thì nhu cầu vay vốn từ nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ các nước triển khai các gói cho vay.nhầm kích cầu và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Như vậy, hiểu như thế nào.về khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và quy định pháp luật liên quan.

>> Đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

>> Trách nhiệm sau khi đăng ký khoản vay.

>> Mở và sử dụng tài khoản vay và trả nợ nước ngoài.

 

I. Quy định chung đăng ký khoản vay nước ngoài 

1. Thế nào là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

Vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh là việc Bên đi vay.thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài. Hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.là mức trần tổng số tiền vay ròng (số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc) trong năm.của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn.

2. Mục đích vay nước ngoài

Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

(i). Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư.sử dụng vốn vay nước ngoài của các đối tượng sau:

  • Của Bên đi vay;
  • Của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư.trực tiếp (chỉ áp dụng với trường hợp vay trung, dài hạn nước ngoài). Trong trường hợp này, giới hạn mức vay của.Bên đi vay trên tổng kim ngạch vay phục vụ phương án sản xuất kinh doanh, dự án.đầu tư đó tối đa không vượt quá tỷ lệ góp vốn của Bên đi vay.trong doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn.
  • Các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại.Khoản này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định có liên quan của pháp luật.Việt Nam và phù hợp với phạm vi giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận.đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.của Bên đi vay hoặc của doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp.

(ii). Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của.Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.

3. Thời hạn các khoản vay

  • Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài).là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn đến một (01) năm.
  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài).là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn trên một (01) năm.

4. Điều kiện vay ngắn hạn nước ngoài

(i) Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn;

(ii) Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, khoản vay ngắn hạn nước ngoài.của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.chủ trương, thẩm định và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp.thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

5. Điều kiện vay trung, dài hạn nước ngoài

(i) Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định.và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp.thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

(ii) Đối với Bên đi vay không phải là doanh nghiệp nhà nước:

Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài.đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của.Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch.giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư;

Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án.đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của.Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Đồng tiền vay nước ngoài

(i) Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.

(ii) Vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
  • Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay.từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay.là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay;
  • Các trường hợp khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.

 

II. Quy định về đăng ký khoản vay

1. Khoản vay phải thực hiện đăng ký

(i)        Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

Thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày.dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.

(ii)        Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.

Thời hạn Khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày.dự kiến trả nợ cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận.gia hạn vay nước ngoài.

  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời.điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ.trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay.trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm.kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thời hạn Khoản vay được xác định từ.ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng.

Ngày rút vốn là ngày giải ngân tiền vay đối với các Khoản vay.giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các Khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài.phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Hình thức thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay

Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký Khoản vay (sau đây gọi là thỏa thuận vay nước ngoài).là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa Bên đi vay.và Bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của Bên đi vay.hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.

3. Đối tượng thực hiện đăng ký

Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài giải ngân trực tiếp.bằng tiền với Bên cho vay là người không cư trú.

III. Hồ sơ đăng ký khoản vay

  1. Đơn đăng ký Khoản vay

Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:

(i)  Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo.Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên.Trang điện tử để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;

(ii) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn.

  1. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay.và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay.gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký.doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương.khác, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật.và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
  2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh.Mục đích vay (đối với Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) bao gồm:

(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài.được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và.các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay.để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ.trường hợp dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;

(ii) Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay.được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp. và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã.và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay.để cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay;

  1. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận.vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn.thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
  2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết.bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong.trường hợp Khoản vay được bảo lãnh.
  3. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản trong các trường hợp sau:

(i)  Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại Khoản nợ.nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay.về tình hình rút vốn, trả nợ đối với.Khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;

(ii) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam.đã sử dụng để đáp ứng các Khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành.Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan về đầu tư.trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài.Khoản của Bên cho vay xác nhận các giao dịch thu, chi.liên quan đến việc hình thành Khoản vay;

 

IV. Thẩm quyền

Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký.thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

 

V. Trình tự đăng ký

1. Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay

(i) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo.Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên Trang điện tử.để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;

(ii) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn.

2. Gửi hồ sơ

(i) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này.qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền luật định.

(ii) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn.việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.

3. Thời hạn gửi hồ sơ

Bên đi vay phải gửi hồ sơ trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ:

(i) Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh.trong trường hợp Khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn.bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn.trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;

(ii) Ngày ký thỏa thuận gia hạn Khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn.đối với Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm;

(iii) Ngày tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với Khoản vay tự vay tự trả.Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc.tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên

4. Thời hạn xử lý hồ sơ

Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay trong thời hạn:

a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.của Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;

b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của.Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống;

c) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.

 

VI. Kết quả

Văn bản xác nhận đăng ký Khoản vay của Ngân hàng nhà nước như mẫu quy định.

 

Trên đây là bài tổng hợp của LawPlus liên quan đến đăng ký khoản vay nước ngoài.không được Chính phủ bảo lãnh. Để được tư vấn chi tiết cũng như thực hiện thủ tục đăng ký, vui lòng.liên hệ theo hotline +84 2682 779 399 hoặc email info@lawplus.vn.

LawPlus

 

Bài viết liên quan