Công ước Viên 1980 – CISG về mua bán hàng hóa quốc tế chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hội nhập.của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để.thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế.đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh ở thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp.Việt Nam, tuy nhiên, đây cũng được xem là một thách thức lớn.đối với các doanh.nghiệp Việt Nam nếu chưa hiểu rõ các quy định hoặc áp dụng sai dẫn đến những tổn.thất không đáng có trong quá trình hoạt động mua bán hàng hoá đối với các đối tác.tại nước ngoài.
Để Quý khách hàng có được cái nhìn tổng thể, bức tranh toàn diện hơn về CISG và hiểu rõ hơn những lợi ích của việc áp dụng CISG vào các.hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia.vào thị trường quốc tế. Sau đây LawPlus xin điểm qua những quy định chung và những.lợi ích mà doanh nghiệp Việt Nam đạt được thông qua CISG để Quý khách hàng.tham khảo.
>>> Rủi ro trong thanh toán hợp đồng ngoại thương
Table of Contents/Mục lục
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm
CISG là tên viết tắt của Contracts for the International Sale of Goods 1980, do Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo. Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Liên hợp quốc (gọi tắt là Công ước Viên 1980).
Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán.giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên của.công ước. Với 94 quốc gia thành viên, ước tính Công ước này điều chỉnh các.giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới.
2. Sự gia nhập của Việt Nam
Vào ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức được phê.duyệt việc gia nhập Công ước Viên 1980 và trở thành thành viên thứ 84 của Công ước này. Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành.thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này. Công ước.Viên 1980 bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ.ngày 1 tháng 1 năm 2017.
3. Những nội dung cơ bản
Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – 13):
Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời.nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các.tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về.hình thức của hợp đồng.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14 – 24):
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá.chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua.bán hàng hóa quốc tế.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – 88):
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề.pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Phần này được chia thành 5 chương với.những nội dung cơ bản như sau: .
-
Chương.I: Những quy định chung
-
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
-
Chương.III: Nghĩa vụ của người mua
-
Chương IV: Chuyển rủi ro
-
Chương.V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc.đọc và tra cứu của các thương nhân trở nên dễ dàng. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là.nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như.về mặt pháp lý).
Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời.hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Những quy định.này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp.phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa.vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến Điều 60.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – 101):
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập.Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn.đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
4. Phạm vi điều chỉnh của CISG
CISG điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa.giữa hai bên có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia khác nhau mà các quốc gia.này đã áp dụng CISG như một phần của hệ thống pháp luật (“Quốc Gia Thành Viên”). Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài.sẽ chịu sự điều chỉnh của CISG nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Cả hai bên trong hợp đồng đều đến từ Quốc Gia Thành Viên.
– Khi luật được chọn để điều chỉnh nội dung hợp đồng là luật của nước Quốc Gia Thành Viên.
– CISG không điều chỉnh tất cả các khía cạnh pháp lý.của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà chỉ điều chỉnh một số nội dung:
-
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
-
Các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm hợp đồng;
-
Chuyển rủi ro;
-
Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Các vấn đề pháp lý khác sẽ do luật các bên chọn điều chỉnh.
5. Các trường hợp CISG không được áp dụng
Phạm vi áp dụng của CISG bị giới hạn và CISG sẽ không.được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội.trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm.ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua.để sử dụng như thế;
– Bán đấu giá;
– Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật;
– Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ;
– Tàu thủy, máy bay và các phương tiện chạy trên đệm không khí;
– Điện năng CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
Ngoài ra, CISG cũng không áp dụng với hợp đồng cung.cấp hàng hóa để chế tạo hoặc sản xuất nếu bên đặt hàng có nghĩa vụ cung cấp phần lớn.nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất đó cũng như không áp dụng.với hợp đồng mà trong đó, nghĩa vụ chủ yếu của bên giao hàng là cung ứng lao.động hoặc dịch vụ khác. CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
II. LỢI ÍCH CISG MANG LẠI TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán giữa hai chủ thể đến từ hai quốc gia khác nhau, khi thương thảo hợp đồng, bởi.đặc thù của hợp đồng mua bán – quyền lợi của bên này được xem là nghĩa vụ của.bên còn lại – do đó, việc các bên lựa chọn luật áp dụng chung thường sẽ khó thống.nhất hoặc khó áp dụng khi xảy ra tranh chấp. CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
Vì vậy, việc lựa chọn áp dụng CISG là.một lựa chọn tối ưu cho các bên trong trường hợp này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi tham gia ký kết các.hợp đồng hợp tác với các nước trên thế giới thì việc áp dụng CISG sẽ đem lại những.lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:
1.Tiết kiệm chi phí và tránh được các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng
Với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc.làm thế nào để tiết kiệm được những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp.đồng, hay khi hợp đồng xảy ra tranh chấp là một vấn đề quan trọng được đặt ra. Một quốc gia với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng hơn 90% thì việc giảm.thiểu được chi phí này tạo ra những lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp (Những doanh.nghiệp này ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý vì thế thường gặp nhiều.rủi ro pháp lý liên quan đến vấn đề này).
Tại Điều 1.1.a. của CISG thì Công ước này sẽ được áp.dụng cho các hợp đồng mua bán giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia.thành viên, trừ khi các bên thỏa thuận về việc không áp dụng Công ước này.
Như vậy, khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước, các thương nhân Việt Nam và.các đối tác của họ tại 93 quốc gia khác trên thế giới sẽ có một khung pháp lý thống.nhất, được áp dụng một cách tự động cho hợp đồng của mình. Các công ty, doanh.nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhờ vậy, sẽ tránh.được một vấn đề luôn gây tranh cãi và khó khăn trong đàm phán, đó là vấn đề lựa chọn.luật áp dụng cho hợp đồng.
Tránh được vấn đề này, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những lợi ích sau đây:
– Giảm bớt chi phí và thời gian đàm phán để thống nhất lựa chọn.luật áp dụng cho hợp đồng. Đây là lợi ích lớn nhất khi các bên đã có một nguồn luật.thống nhất để áp dụng. Dù các bên trong hợp đồng không thỏa thuận gì về luật áp dụng.thì Công ước vẫn được tự động áp dụng cho hợp đồng mua bán giữa các bên
– Giảm bớt các khó khăn và chi phí có thể phát sinh do luật được.lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng là luật nước ngoài. Nếu phải áp dụng luật nước ngoài.thương nhân Việt Nam có thể mất thời gian để tìm hiểu hoặc mất chi phí thuê tư vấn luật.để tìm hiểu luật nước ngoài đó.
Ngoài ra, luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý cho thương.nhân Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật nước ngoài cũng như cách áp dụng.luật đó. Trong khi đó, chi phí và thời gian để tìm hiểu CISG là ít hơn rất nhiều so với.luật quốc gia nước ngoài, vì các doanh nghiệp/luật sư tư vấn có thể tham khảo rất.dễ dàng (và miễn phí) các hệ thống cơ sở dữ liệu vô cùng phong phú về CISG như đã.trình bày ở trên.
– Tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp.quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Khi các bên trong hợp đồng không.lựa chọn, hoặc không thể lựa chọn được luật áp dụng cho hợp đồng, cơ quan giải.quyết tranh chấp (tòa án, trọng tài) dẫn chiếu đến quy phạm luật xung đột để chọn một.nguồn luật nhằm giải quyết tranh chấp có liên quan.
Quy phạm luật xung đột thường là.khác nhau ở các quốc gia, vì thế, việc áp dụng các quy phạm này thường dẫn đến tính.khó dự đoán trước được về nguồn luật áp dụng, gây khó khăn đáng kể cho các bên.tranh chấp. CISG chỉ áp dụng nếu các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác. Vì vậy, quyền tự do lựa chọn luật áp dụng của các bên vẫn là “toàn vẹn” và.CISG không áp đặt hay làm ảnh hưởng đến quyền tự quyết trong lựa chọn luật áp.dụng của các bên. CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
2. Có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn
CISG tạo một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để các bên tham gia khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng.hóa quốc tế được sử dụng. Áp dụng chung cho rất nhiều quốc gia trên thế giới dù đó là.nước phát triển hay nước đang phát triển. Điều này tạo ra điều kiện cạnh tranh công.bằng hơn trên trường quốc tế.
CISG với 101 điều khoản được đánh giá là.một nguồn luật hiện đại, phù hợp với thực tiễn kinh doanh quốc tế, công ước đã đưa ra những.giải pháp nhằm giải quyết hầu hết mọi vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giao.kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: giá trị pháp lý, thời hạn.hiệu lực của chào hàng, của chấp nhận chào hàng; quyền và nghĩa vụ của người bán, người.mua; các biện pháp mà một bên có được khi bên kia vi phạm hợp đồng… CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
Nếu các bên làm hợp đồng trên một cơ sở luật chung thì sẽ dễ dàng đánh giá các lựa chọn, chào giá khác nhau trên thị trường về rủi ro, độ chặt và nghĩa vụ trong hợp đồng. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mang lại lợi ích về mặt kinh tế không nhỏ.
Các quy định đem lại sự công bằng vì không nghiêng.về phía người mua hay người bán. Vì vậy, các bên có thể thương lượng bình đẳng.cho các bên trong quá trình áp dụng. Các quy định về Giải quyết tranh chấp từ các hợp.đồng mua bán hàng hóa quốc tế tạo điều kiện áp dụng thuận lợi hơn cho các bên.trong hợp đồng.
3. Tránh được những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế
Việt Nam đang trên con đường hội nhập một cách chủ.động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, trong.đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi động nhất. Trong quá trình tiến hành.mua bán trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài, việc áp dụng các văn bản luật.quốc gia sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với.các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. CISG VÀ LỢI THẾ CHO DOANH NGHIỆP
CISG sẽ thống nhất nguồn luật áp dụng trong mua bán hàng hóa.quốc tế với các nước đối tác khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi đó, các.thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài sẽ cùng chung “tiếng nói”, cùng.chung một cơ sở pháp lý và các mối quan hệ mua bán hàng hóa sẽ gắn chặt hơn, lâu bền hơn và rộng mở hơn nữa, tránh được tranh chấp phát sinh.
Trên đây là bài viết giới thiệu về CISG và lợi ích mà doanh.nghiệp Việt Nam có được khi Việt Nam chính thức là thành viên của CISG, và áp dụng CISG trong quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà Law Plus muốn.gửi đến Quý khách hàng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn cùng đội.ngũ Luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn giúp Quý Doanh nghiệp, Quý.Khách hàng hiểu rõ hơn các quy định của luật để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi.ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế. Để nhận được sự tư vấn kịp thời, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ.với LawPlus thông qua hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.