&ev=PageView&noscript=1 />

CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ có giá trị của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, xây dựng thương hiệu sản.phẩm/dịch vụ, nhu cầu về giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ngày càng tăng. Chúng ta không còn xa lạ với những chuỗi cửa hàng nổi tiếng như của BigC, KFC, Lotteria,… việc phát triển theo hệ thống để tăng khả năng nhận diện thương hiệu đang dần.được xã hội chú trọng hơn, ngày càng nhiều các giao dịch liên quan đến chuyển.giao quyền sử dụng nhãn hiệu được diễn ra trên thị trường.

Là một tài sản đặc biệt hơn những tài sản hữu hình khác do đó việc chuyển giao quyền sử.dụng cũng có nhiều vấn đề pháp lý nghiêm ngặt được đặt ra đối với những chủ thể thực hiện quyền chuyển giao. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng những.quy định quan trọng liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu theo.quy định của pháp luật hiện hành để Quý khách hàng có căn cứ tham khảo và thực hiện.

>>> Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 

I. KHÁI NIỆM VÀ HẠN CHẾ

1. Khái niệm về “nhãn hiệu” vàchuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

“Nhãn hiệu” là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Như vậy, dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ.hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Đồng thời, các dấu hiệu này phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác và không.thuộc những trường hợp bị cấm theo quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

“Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ.chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình”.

Như vậy, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho.phép một cá nhân hoặc một tổ chức được phép khai thác, sử dụng.nhãn hiệu trong phạm vi quyền sử dụng của mình trên một vùng lãnh thổ xác định và trong một.khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của các bên. Việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu được căn cứ dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Nói cách khác, để có thể tiến hành việc chuyển giao.quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu phải được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn.hiệu mà muốn chuyển giao.

Cần phân biệt giữa chuyển nhượng quyền sử dụng với chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ.sở hữu chuyển giao tất cả các quyền của mình cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao sẽ là chủ sở hữu mới đối với đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng. Khác với chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.cá nhân, tổ chức khác khai thác công dụng của nhãn hiệu để phục vụ cho.nhu cầu, lợi ích của người nhận chuyển nhượng.

Đồng thời, việc chuyển quyền sử dụng phải thể hiện được qua.việc bên chuyển giao cho phép bên nhận chuyển giao có thể gắn nhãn hiệu.được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ và giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh.doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán.hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Bên chuyển giao cũng có thể không chuyển.giao toàn bộ nội dung kể trên mà chỉ chuyển giao cho bên nhận chuyển giao.một phần của quyền sử dụng nhãn hiệu.

2. Hạn chế trong chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Không phải tất cả nhãn hiệu đều được tự do chuyển nhượng quyền sử dụng cho mọi đối tượng mà trong đó có những hạn chế cơ bản như sau:

  • Chủ sở hữu không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức,.cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn.hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó.được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu và không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba,.trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

II. HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực.hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này được gọi tên.là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

1. Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu

Theo Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Các dạng hợp đồng.sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

  • Hợp đồng độc quyền: đây là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển.giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển.quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn.hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng không độc quyền: đây là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển.giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu,.quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với người khác;
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: đây là hợp đồng mà theo.đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.

2. Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Các bên ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể tự do thỏa.thuận các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, các điều khoản đó phải đảm bảo thể hiện đầy đủ những nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền:

Điều khoản này nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng cần tìm hiểu sự chính xác của các thông.tin đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng:

Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên chuyển quyền; quyết định đăng ký nhãn hiệu.theo Thoả ước Maldrid, quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc Hợp đồng li xăng độc quyền. Đây là điều khoản đảm bảo đảm bảo sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ, quyền được.bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Văn.bằng bảo hộ, hợp đồng, quyết định công nhận là công cụ pháp lý chứng minh hữu hiệu nhất.

  • Dạng hợp đồng:

Dạng Hợp đồng: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng. Pháp luật cũng có sự quy định khác biệt giữa hai dạng cụ thể:

+ Hợp đồng độc quyền là Hợp đồng mà Bên chuyển giao đồng ý bản thân mình sẽ không khai thác quyền sở hữu trí.tuệ đã được chuyển giao, hoặc chuyển giao cho bất cứ một bên thứ ba nào để họ khai thác quyền này trong.một lãnh thổ cụ thể (gọi là lãnh thổ chuyển giao).

+ Hợp đồng không độc quyền dùng để chỉ dạng Hợp đồng chuyển giao mà theo đó Bên nhận không được độc quyền với.các đối tượng sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ.chuyển giao và thời hạn chuyển giao.

+ Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong.một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử.dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT). Điều này có nghĩa là: Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng hoặc cho phép bên thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ:

+ Đối tượng: là đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao cho chủ thể nhận. Đối tượng chuyển giao được.xác định bằng giới hạn quyền sử dụng và giới hạn đối tượng sở hữu công nghiệp.

Có nghĩa đây là những yếu tố nhằm xác định cho Bên nhận chuyển giao biết họ được.hưởng quyền sử dụng và sẽ có quyền thực hiện các hành vi được.bảo hộ nào và khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là bao nhiêu.

+ Giới hạn lãnh thổ: được hiểu là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho.Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba.cũng như có các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

  • Thời hạn hợp đồng:

Là Các đối tượng sở hữu công nghiệp.thường có thời hạn bảo hộ hữu hạn (trừ nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá). Do đó, giá trị của nó cũng chỉ nằm trong thời hạn này. Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời.hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ.cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp.

  • Giá chuyển giao quyền sử dụng:

Là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian chuyển giao. Nói chung, giá chuyển giao và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả thuận.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt buộc của.pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Ngoài những điều khoản trên thì trong hợp đồng, các bên nên có những nội dung về:

+ Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng: Điều khoản tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm.thích ứng với các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng.

+ Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp: Điều khoản nhằm điều hoà mối quan hệ các bên thông quan chủ thể có chức năng giải.quyết tranh chấp. Các bên có thể thoả thuận trọng tài hoặc toà án giải quyết.

+ Quy định bảo mật thông tin: Điều khoản này nhằm hạn chế sự tiết lộ của các bên trong quá trình thực hiện chuyển giao quyền sử dụng.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN GIAO

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Để tiến hành thực hiện việc đăng ký chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các cá.nhân, tổ chức nắm giữ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải bao gồm:

  • 02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp,.theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN
  • 01 bản hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu (Bản gốc hoặc bản sao được chứng thực);.nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt;.hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (Trong trường hợp sở hữu chung);
  • Giấy ủy quyền (Trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu.chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

2. Các bước tiến hành chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

  • Bước 2: Xử lý hồ sơ:

+ Trong hồ sơ trường hợp có thiếu sót: Cục sở hữu trí tuệ ra dự án từ.hợp đồng đăng ký, nêu rõ hồ sơ thiếu sót, ấn định thời hạn 02 tháng.(Điểm b.40 Điều 1 của Thông tư số 16/2016 / TT-BKHCN) kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các lỗi thiếu sót hoặc.có ý kiến phản hồi về dự án từ đăng ký đồng; hoặc ra quyết định từ bỏ hợp đồng đăng ký nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản hồi hoặc ý kiến phản hồi không đáng tin cậy về dự án từ đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

+ Nếu hồ sơ không có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký.

Lưu ý 

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đang dần trở thành một giao dịch đặc biệt và phổ biến trên thị trường hiện nay, thủ tục này góp phần tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức có thể thu được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình mà vẫn đảm bảo không xâm hại đến quyền sở hữu của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tiễn các quy định thì dường như còn nhiều vấn đề phát sinh liên quan, để hiểu rõ hơn các quy định về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cũng như trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline +84 2862 779 399 ; +84 3939 30 522 hoặc qua email info@lawplus.vn được đội ngũ LawPlus trực tiếp tư vấn giải đáp thắc mắc.

Bài viết liên quan