Hoạt động “mua lại, sáp nhập” hay còn gọi là “M&A” từ lâu đã trở thành một trong những giải pháp.cơ cấu lại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả. M&A đang trở thành xu hướng đầu tư toàn cầu và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau để điều chỉnh hoạt động này .như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh,…. và các văn bản .hướng dẫn có liên quan.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động M&A, LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng những quy định cơ bản về hoạt động trên để Quý khách hàng có căn cứ tham khảo.
Table of Contents/Mục lục
I. TỔNG QUAN VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP
1.1 Khái niệm M&A là gì?
Hình thức sáp nhập hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trong tiếng Anh, hoạt động này được viết tắt là M&A (Mergers & Acquisitions), nghĩa là sáp nhập và mua lại.
Mua bán hay mua lại (Acquisitions) là một trong những hành vi tập trung kinh tế được quy định theo Luật Cạnh tranh 2018.
Theo khoản 4 Luật Cạnh tranh 2018, mua bán (hay mua lại) là việc một doanh nghiệp. trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh. nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Trong hoạt động mua lại, một công ty có thể .mua lại một công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai loại trên. Một hình thức khác phổ biến trong những thương vụ mua bán .nhỏ hơn là mua tất cả tài sản của công ty bị mua. Mục tiêu của doanh nghiệp đi mua lại doanh nghiệp khác là nhằm đạt được lợi. thế quy mô, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thị phần.
Theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, sáp nhập công ty được hiểu như sau: “Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty .khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty .nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Ngoài ra còn có khái niệm về Hợp nhất doanh nghiệp, theo khoản 1 Điều 200 Luật doanh. nghiệp 2020 thì Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành .một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
1.2. Một số quy định pháp luật về hoạt động M&A
Hiện nay, hoạt động M&A được Nhà nước ta quy định nhiều trong các văn bản pháp. luật chuyên ngành khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư…cụ thể như sau:
1.2.1. Theo Luật doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng xem xét M&A doanh nghiệp như hình thức tổ .chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Mặc dù, chưa định nghĩa rõ ràng về M&A doanh nghiệp, song Luật Doanh nghiệp đã. quy định cụ thể về việc M&A đối với từng loại .hình doanh nghiệp, cụ thể như:
Chương 2
Điều 17 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ .phần, mua phần vốn góp .và quản lý doanh nghiệp) chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào. công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, trừ .trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ .trang nhân dân sử dụng tài sản .nhà nước góp vốn vào DN để thu .lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các. đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương 3
Đối với công ty TNHH, Điều 51 (Mua lại phần vốn góp) và Điều 52 (Chuyển nhượng phần vốn góp) đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH.
Chương 5
Đối với công ty cổ phần, Điều 126 (Bán cổ phần) và Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) đã chỉ rõ HĐQT quyết định thời điểm, phương thức, giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp đặc biệt. Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) cũng chỉ rõ, cổ phần của doanh nghiệp cổ phần được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK)…
Chương 9 cũng quy định cụ thể về một số vấn đề như: chia doanh nghiệp (Điều 198), tách DN (Điều 199), hợp nhất (Điều 200), thủ tục, hồ sơ, trình tự đăng ký DN nhận sáp nhập (Điều 201).
Luật Doanh nghiệp 2020 nhấn mạnh rằng, công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty và công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập (Điều 200 và 201).
Điều 200. Hợp nhất công ty
- Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
Điều 201. Sáp nhập công ty
….
-
Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
1.2.2. Theo Luật Đầu tư
Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Luật này thừa nhận 2 hình thức M&A, gồm sáp nhập và mua lại công ty. Hoạt động mua bán và sáp nhập được coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Việc mua lại công ty có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Theo đó, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24); Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 25 và Điều 26).
Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.”
Điều 25. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này”
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
-
Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
-
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 3, Điều 47, Luật Đầu tư 2020
Đối với các giao dịch mua bán và sáp nhập gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia trong các trường hợp khác, thì Chính phủ đã có bước chặn cuối cùng là khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư 2020:
“3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.”,
Theo đó, Thủ tướng được quyền ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.3. Theo Luật Cạnh tranh
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Theo Luật Cạnh tranh quy định việc sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại này tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam (Điều 30).
1.2.4. Theo Luật Chứng khoán
Theo khoản 1 Điều 93 Luật Chứng khoán 2019 quy định việc tổ chức lại .công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải .được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện.
1.2.5. Theo Luật Các tổ chức tín dụng
Theo khoản 1 Điều 153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
1.2.6. Theo Cam kết quốc tế của Việt Nam
Đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư như: Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với trên 50 nước; các hiệp định/chương đầu tư trong khuôn khổ FTA; các cam kết khác liên quan đến đầu tư như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương, Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài…
Nhìn chung, các hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A thể hiện dưới hình thức tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN Việt Nam, hoặc được thể hiện dưới dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.
II. LỢI ÍCH TỪ VIỆC MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1. Lợi ích từ hoạt động mua bán, sáp nhập
Hoạt động M&A mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sau khi thực hiện. Trong số đó phải kể đến những lợi ích nổi bật như sau:
Thứ nhất, M&A góp phần cải thiện tài chính của doanh nghiệp.
Một trong những lợi ích chính mà hoạt động M&A mang lại là cải thiện tài chính doanh nghiệp một cách đáng kể. Theo đó, sau khi sáp nhập doanh nghiệp lại, doanh nghiệp. mới sẽ có một nguồn lực tài chính mạnh mẽ. Qua đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh với .các đối thủ khác trên thị trường, đồng thời nâng cao quy mô .doanh nghiệp khi có một nguồn lực tài chính mạnh mẽ.
Thứ hai, M&A góp phần mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh.
Thông thường một doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng hiệu quả hơn kết hợp với một doanh nghiệp chuyên môn hoá về marketing. Các nhà quản trị sẽ tạo nên mối liên kết giữa hai doanh nghiệp như cử những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất và giao nhiệm vụ cho những nhà quản trị marketing tốt nhất. Trên cơ sở đó, giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự phối hợp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Thứ ba, M&A giúp nâng cao khả năng về công nghệ – kỹ thuật.
Tương tự như lợi ích mở rộng thị trường, các doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với qua. Qua đó, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay. kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những. điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ .hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.
Thứ tư, M&A góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Khi thực hiện M&A, các công ty cũng tiến hành mua lại các công ty khác có các sản phẩm, dịch vụ bổ sung nhằm mục đích đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hoá và dịch vụ mà. công ty cung cấp cho các khách hàng tiêu dùng hiện tại, các nhà quản trị có .thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của mình.
2.2. Những thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam
M&A là một hoạt động rất sôi nổi tại thị trường Việt Nam nhờ. những lợi ích cũng như sức ảnh hưởng mà nó mang lại. Cho đến nay, đã có rất nhiều thương vụ M&A lớn tại Việt Nam, từ đó khẳng. định tầm quan trọng của hoạt động này. Trong số đó, có thể kể đến như Thỏa thuận M&A giữa ThaiBev và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải. khát Sài Gòn (SABECO) hay thương vụ M&A giữa Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn SK Group vào năm 2019.
Thứ nhất là thương vụ M&A giữa ThaiBev và Sabeco.
Sự kết hợp giữa ThaiBev và Sabeco được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất của ngành sản xuất bia châu Á với tổng trị giá lên đến 4,8 tỷ USD. Theo đó, việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco đã phần nào chiếm lĩnh được thị trường nước giải khát của Việt Nam, đồng thời mang lại nguồn danh thu khổng lồ cho doanh nghiệp này. Có thể thấy, ThaiBev và Sabeco là hai doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn trên thị trường nước giải khác, rượu, bia của Thái Lan và Việt Nam. Do vậy, khi thực hiện hoạt động M&A đã phần nào tác động và chi phối đến lĩnh vực này trên toàn thị trường.
Thứ hai là thương vụ giữa SK Group và Vingroup.
Việc ký kết thỏa thuận hợp tác chiến. lược giữa SK Group và Vingroup được xem là là thương vụ có giá trị giao. dịch cao nhất trên thị trường trong năm 2019. Theo đó, SK Group đã đầu tư để mua lại cổ phần của Vingroup nhằm. tham gia vào thị trường Việt Nam. Việc mua lại này đã biến SK Group trở thành cổ đông lớn thứ 3 của Vingroup, qua đó. mang lại doanh thu lớn cũng như rất nhiều các cơ hội hợp tác. về sau của của hai Tập đoàn trên.
III. QUY TRÌNH MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
Khi quyết định thực hiện hoạt động M&A, các doanh nghiệp thường trải qua những giai đoạn sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược và xác định công ty/tài sản mục tiêu
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong một thương vụ sáp nhập. Trước khi bước vào quá trình M&A thì những người đứng đầu doanh nghiệp sẽ cần phải xây dựng cho doanh nghiệp mình một chiến lược rõ ràng, những gì sẽ đạt được từ thương vụ M&A này, những mục tiêu tiềm năng này có thể là vị trí địa lý, lợi nhuận, tệp khách hàng. Những người quản lý sẽ dựa trên các mục tiêu tiềm năng. từ bước xây dựng chiến lược đánh giá từng tiêu chí được đưa ra từ đó. chọn ra các mục tiêu tiềm năng từ danh sách đã lập.
Các bên sẽ đưa ra những tiêu chí tốt cũng như là có thêm thông tin giúp tìm ra mục tiêu tiềm năng nhất, phù hợp nhất với thương vụ M&A.
Bước 2: Tiến tới đàm phán thương lượng giữa Bên bán và Bên mua
Quá trình này diễn ra sau khi đã trải qua phân tích và đánh giá đúng tiềm năng. Tiến tới đưa ra một số mô hình định giá của công ty là mục tiêu sát nhập, mua lại. Đàm phán ban đầu đưa ra một đề nghị hợp lý, sau khi đã được trình bày thì hai .công ty có thể tiến tới thương lượng những điều khoản chi tiết hơn.
Bước 3: NDA (thỏa thuận không tiết lộ)/ LOI (Thư bày tỏ ý định)
Khi thực hiện ký kết các thỏa thuận không bảo mật, là thời điểm mà các bên .trong giao dịch sẽ trao cho nhau những thông tin cần thiết về .tài chính, bảo mật của mỗi doanh nghiệp.
Bước 4: Phác thảo cơ cấu giao dịch
Các bên sẽ dựa trên những yêu cầu/mong muốn của nhau để cùng nhau phác. thảo nên các bước thực hiện giao dịch liên quan. Dựa trên những phác thảo này, các bên. sẽ có được bức tranh/cái nhìn tổng thể cho giao dịch.
Bước 5: Bắt đầu Thẩm định chi tiết
Đây là một bước rất quan trọng, bước thẩm định này các bên có thể thẩm định về:
Pháp lý: Hồ sơ thành lập và hoạt động; Về vốn và chủ sở hữu; Về nhân sự và. cơ cấu tổ chức; Về lao động; Về hợp đồng giao dịch; Kê khai thuế, kế toán; Về tài sản….
Tài chính: Các chính sách kế toán; Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Các luồng. tiền mặt; tài sản ròng; Thuế; Chính sách lương hưu; Các kế hoạch tài chính….
Thương mại: Phân tích SWOT (Strengths – Weaknessnes – Opportunities – Threats): Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức; Phân tích KPCs (Key Purchase Criterias): Các tiêu chí của khách hàng khi lựa .chọn sản phẩm công ty; Phân tích CSFs (Critical Success Factors): CSFs là điều mà một DN phải có để .hoàn thành mục tiêu, chiến lược của họ; Phân tích dự báo (Forecast): Đưa ra quan điểm rõ ràng về viễn cảnh .của công ty mục tiêuvà khả năng thành công của nó. Đối chiếu tốc độ tăng trưởng dự báo của thị trường và tốc độ dự báo của DN….
Việc thẩm định sẽ giúp xác nhận hay điều chỉnh giá trị .của công ty mục tiêu trước khi thực hiện ký kết hợp đồng mua bán.
Bước 6: Hoàn thiện cơ cấu giao dịch
Các bên sẽ dựa trên những kết quả của quá trình thẩm định. để thương lượng và trao đổi về giá cả, cách thức, tỷ lệ của giao dịch.
Bước 7: Soạn thảo hợp đồng và thương lượng
Nếu các bên không có phát sinh các ý kiến trái chiều thì sau quá trình thảo luận, đánh giá lại thì thực hiện hợp đồng mua bán là. bước gần như cuối cùng. Hai bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. về thỏa thuận mua bán cho dù là mua cổ phần hay mua tài sản.
Đây là văn bản các bên thực hiện ghi nhận lại toàn bộ các. thỏa thuận trước đó, những thương lượng liên quan đến giao dịch.
Bước 8: Ký kết hợp đồng
Các bên tiến hành thực hiện ký kết hợp đồng và mỗi bên chịu trách nhiệm liên quan.
Bước 9: Hoàn thành các thủ tục hành chính (cấp phép…) và Thực hiện nghĩa vụ Tài chính
Khi thỏa thuận được ký kết, nhà đầu tư sẽ nhận được một cổ phiếu mới trong những danh mục đầu tư hay cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại hoặc có thể đôi khi nhà đầu tư sẽ nhận được loại cổ phiếu mới, đây là loại cổ phiếu xác định một thực thể doanh nghiệp mới vừa được tạo ra bởi thương vụ M&A.
Trong trường hợp một vụ sáp nhập mà một công ty mua lại một công ty khác thì công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công. ty bị mua bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc có thể là cả hai. Quá trình thực hiện sẽ được xem là thành công .một phần khi các bên điều chỉnh các giấy phép liên quan. hoặc nhận được những chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền.
Bước 10: Kết thúc quá trình M&A
Kết thúc quá trình này thì nhóm quản lý của công ty mua lại và công ty bị mua sẽ làm việc. cùng với nhau trong quá trình sáp nhập hai công ty. Người mua thường sẽ phải tích hợp công ty bị mua làm công ty con của .công ty mẹ hoặc sẽ phải đảm bảo rằng công ty con kia có thể hoạt động. độc lập như một doanh nghiệp bình thường.
Hiện nay, hoạt động M&A chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường. Cùng với những lợi ích vượt trội mà M&A mang lại, các doanh nghiệp .xem đây như một phương thức giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, .với nguồn vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh. nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động M&A để từ đó, phát huy .lợi thế, xây dựng và củng cố được vị trí trên trường quốc tế.
Trên đây là những quy định quan trọng về hoạt động mua bán, sáp nhập theo quy định hiện hành. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, Quý khách hàng có thể liên .lạc trực tiếp qua hotline +84 2862 779 399; +84 3939 30 522 hoặc qua email. info@lawplus.vn để được đội ngũ LawPlus trực tiếp tư. vấn giải đáp thắc mắc.