&ev=PageView&noscript=1 />

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP BÁN LẺ CÓ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI?

“Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ” là 1 trong 12 VIỆC PHẢI LÀM SAU KHI MỞ CÔNG TY. Đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia thương trường, họ cũng cần phải đảm bảo.các điều kiện về giấy phép trong một số trường hợp luật định.

Vậy, khi kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài.có bắt buộc phải xin giấy phép hay không? Hãy cùng Law Plus nghiên cứu và giải đáp câu hỏi này nhé.

I. HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1. Hoạt động bán lẻ theo quy định

Căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, bán lẻ là hoạt động.bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Cụ thể, theo Bộ Công Thương: “Việc bán hàng cho tổ chức để sử dụng.vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức (ví dụ như Văn phòng đại diện của thương nhân.nước ngoài, doanh nghiệp mua thực phẩm, đồ uống, văn phòng phẩm… để phục vụ việc tiêu dùng, sinh hoạt.thường xuyên của cán bộ, nhân viên.Văn phòng đại diện, doanh nghiệp) mà không sử dụng trực tiếp.vào quá trình sản xuất, hay triển khai dịch vụ.theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề đầu tư kinh doanh đã đăng ký, là hoạt.động bán lẻ”.

Ngược lại, trường hợp bán hàng hóa cho khách hàng sử dụng không vì mục đích tiêu dùng thì không phải là hoạt động bán lẻ.

1.2. Điều kiện để thương nhân nước ngoài hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

Thứ nhất, phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 (sau đây gọi tắt là Luật thương mại 2005) quy định: “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật thương mại 2005: “Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định”. Theo đó, thương nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam dưới 03 hình thức hiện diện thương mại sau:

(i) Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

(ii) Thành lập Chi nhánh tại Việt Nam;

(iii) Đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trong đó, “điều kiện cần” để thương nhân nước ngoài kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài phải thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo trường hợp (i). Khi đó, thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo các loại hình doanh nghiệp do pháp luật Việt Nam quy định (bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân). Đồng thời, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh, hoạt động những ngành nghề mà thương nhân nước ngoài không bị hạn chế theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (gọi tắt là Biểu cam kết cụ thể) của Việt Nam từ khi gia nhập WTO.

Thứ hai, phải thực hiện thủ tục cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh.

Điều kiện cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, căn cứ theo điểm a, c khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động:

(i) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

(ii) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

Theo đó, để tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ đối với tất cả các loại hàng hóa, thương nhân nước ngoài hiện diện thương mại dưới hình thức tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh. Như vậy, việc xin Giấy phép kinh doanh chỉ bắt buộc đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam.

II. GIẤY PHÉP BÁN LẺ THEO QUY ĐỊNH

2.1. Giấy phép bán lẻ là gì?

Pháp luật hiện hành vẫn còn đang bỏ ngỏ việc giải thích thuật ngữ “Giấy phép bán lẻ”. Tuy nhiên, thông qua quá trình sử dụng pháp luật, thuật ngữ này có thể được hiểu như sau: Giấy phép bán lẻ là Giấy phép kinh doanh có ghi nhận quyền phân phối bán lẻ đối với các mặt hàng cụ thể.

Giấy phép kinh doanh có thể là:

(i) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

hoặc (ii) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020. Loại giấy này thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2. Nội dung của Giấy phép bán lẻ

Dựa trên khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép bán lẻ bao gồm những nội dung sau:

(i) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

(ii) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

(iii) Hàng hóa phân phối;

(iv) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

(v) Các nội dung khác.

Trong đó, nội dung (iii) là nội dung quan trọng nhất của Giấy phép bán lẻ, thể hiện rõ việc thương nhân nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ đối với các loại hàng hóa được ghi nhận trong giấy phép này.

III. XIN GIẤY PHÉP BÁN LẺ CÓ PHẢI LÀ THỦ TỤC BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI?

Như đã đề cập tại mục 1.2, để tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ thì thương nhân nước ngoài hiện diện thương mại dưới hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh.

Ngoài Giấy phép kinh doanh, thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn lập địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ còn phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho địa điểm là cơ sở bán lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP: “Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ”.

Như vậy, để thực hiện hoạt động kinh doanh bán lẻ thì việc xin Giấy phép kinh doanh là bắt buộc đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tùy vào tình hình, kế hoạch kinh doanh, tổ chức này muốn thành lập các địa điểm bán lẻ thì phải xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định pháp luật.

IV. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP BÁN LẺ

Để các thương nhân nước ngoài có thể thuận tiện.trong việc xin cấp Giấy phép bán lẻ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết.Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa.và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Trình tự, thủ tục xin Giấy phép bán lẻ.được quy định cụ thể tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định.này đối với doanh nghiệp chưa có.Giấy phép kinh doanh; từ Điều 14 đến Điều 16 của Nghị định này.đối với doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh.

Thủ tục xin Giấy phép bán lẻ (Giấy phép kinh doanh.để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá) cụ thể như sau:

– Đối với doanh nghiệp chưa có Giấy phép kinh doanh:

Trường hợp này, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp.Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá.

– Đối với doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh trước đó:

Doanh nghiệp muốn kinh doanh bán lẻ hàng hóa đồng nghĩa với việc doanh nghiệp.phải thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP. Do đó, theo Điều 14 Nghị định này, doanh nghiệp phải làm thủ tục.điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo hướng bổ sung quyền phân phối bán lẻ hàng hóa.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải xác định rõ doanh nghiệp được.thực hiện quyền kinh doanh phân phối bán lẻ các loại mặt hàng nào.và liệt kê cụ thể các mặt hàng đó trong Giấy phép kinh doanh.

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài.được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Song song với đó, pháp luật Việt Nam.cũng đặt ra “thanh chắn” vững chắc để kiểm soát hoạt động kinh doanh.của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, nhằm duy trì nền kinh tế.ổn định và phát triển bền vững.

Nếu có thắc mắc liên quan, Quý khách đừng ngại liên hệ.với Law Plus thông qua email info@lawplus.vn hoặc website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030.(WhatsApp, Viber, Zalo).

Bài viết liên quan