&ev=PageView&noscript=1 />

CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản do người chết để lại. Trên thực tế, việc phân chia di sản thừa kế thường nảy sinh tranh chấp giữa.những người thừa kế với nhau, hoặc giữa người thừa kế với người không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế. Các tranh chấp này thông thường là giữa các anh chị em ruột thịt trong gia đình.

Câu hỏi lớn được đặt ra là, phân chia di sản thừa kế như thế nào là hợp pháp? Với kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực Luật Dân sự, Law Plus sẽ cung cấp cho Quý khách những quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ

1.1. Di sản thừa kế là gì?

Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây gọi là “BLDS 2015”) đưa ra khái niệm di sản thừa kế theo hình thức liệt kê, cụ thể:

Theo Điều 612 BLDS 2015, di sản bao gồm: 

(i) Tài sản riêng của người chết;

Có thể là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và tài sản khác mà theo quy định pháp luật là tài sản riêng của người chết. Tài sản này không bị hạn chế về số lượng và giá trị.

(ii) Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần.

Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bao gồm bất động sản, động sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.

Lưu ý: Tiền phúng điếu không được coi là di sản thừa kế. Bởi vì đây không phải tài sản của người chết, mà là tài sản có được sau thời điểm mở thừa kế (tức là thời điểm người có tài sản chết). 

1.2. Người thừa kế cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 613 BLDS 2015, người thừa kế cần đáp ứng các điều kiện luật định:

Trường hợp Người thừa kế là cá nhân Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân (ví dụ: pháp nhân, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh…v.v)
Điều kiện Phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.  Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Theo pháp luật hiện hành, có 02 hình thức phân chia di sản thừa kế: theo di chúc và theo pháp luật. Tương ứng với mỗi hình thức phân chia sẽ có cách thức phân chia khác nhau. Do đó, cần xác định chính xác hình thức phân chia di sản là theo di chúc hay theo pháp luật để có thể tiến hành phân chia di sản thừa kế phù hợp với pháp luật hiện hành.

2.1. Thừa kế theo di chúc

Chia thừa kế theo di chúc trong trường hợp người chết có để lại di chúc hợp pháp. Di chúc phải có đủ điều kiện của di chúc hợp pháp quy định tại Chương XXII BLDS 2015. Trường hợp này, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc. Song, quyền định đoạt chỉ mang tính tương đối, tồn tại trường hợp Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 BLDS 2015. 

Cụ thể: Trường hợp con chưa thành.niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên.mà không có khả năng lao động không được người lập di chúc.cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó thì.họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.nếu di sản được chia theo pháp luật.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ ràng.về thời điểm tính tuổi để xác định con chưa thành niên. Trên thực tế, Tòa án thường xác định tuổi.của người con vào thời điểm mở thừa kế. Quy định về “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” thể hiện tinh thần nhân đạo.của pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.cho những người thân thích của người để lại di sản thừa kế, đặc biệt là.những người chưa có hoặc không có khả năng lao động.

Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với: 

– Người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015

– Người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015

Theo Điều 627 BLDS 2015, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng chịu sự ràng buộc pháp lý khắt khe: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. 

Di chúc cần phải được công chứng hoặc chứng thực trong một số trường hợp luật định, bao gồm: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ được người làm chứng lập thành văn bản; Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại, ký tên, điểm chỉ; Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.

Để tham khảo thêm các quy định về thừa kế theo di chúc, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết THỪA KẾ THEO DI CHÚC tại website của Law Plus. 

2.2. Thừa kế theo pháp luật

Theo khoản 1 Điều 650 BLDS 2015, trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Để hiểu rõ hơn quy định của pháp luật hiện hành về các hàng thừa kế và thừa kế thế vị, Quý Khách hàng có thể tham khảo trên website của Law Plus: CÁC HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Lưu ý: Về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Theo Điều 615 BLDS 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nghiêm cấm trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Đối với nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của người chết, nghĩa vụ này chấm dứt mà không thể chuyển giao cho người thừa kế. Chẳng hạn, cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khi cha chết, người thừa kế không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thay cha.

III. THỦ TỤC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2015:

– Đối với bất động sản: 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Đối với động sản: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 

Theo khoản 2 Điều 611 BLDS 2015: Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú.cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng.thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc.nơi có phần lớn di sản.

3.1. Trường hợp tự thỏa thuận được 

Trường hợp những người thừa kế tự thỏa thuận được về việc phân chia di sản mà không xảy ra tranh chấp, người thừa kế tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện phân chia và/hoặc khai nhận.di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng theo quy định tại Điều 57, 58 Luật Công chứng năm 2014.

Thành phần hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng bao gồm (Điều 40 Luật Công chứng năm 2014):

  1. Phiếu yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
  2. Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản thừa kế đã chết;
  3. Giấy tờ chứng minh thông tin về.tài sản của người để lại di sản, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền.sử dụng hoặc giấy tờ thay thế.được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật.quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
    Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy đăng ký xe;…v.v
  1. Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng.di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (trường hợp thừa kế theo pháp luật).
    Ví dụ: Giấy khai sinh, xác nhận quan hệ nhân thân…v.v
  1. Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế (CCCD, hộ chiếu);
  2. Di chúc hợp pháp của người để lại di sản thừa kế (nếu có);
  3. Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có).
Sau khi công chứng viên kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp.với quy định của pháp luật thì tổ chức hành nghề công chứng thụ lý công chứng văn bản.khai nhận di sản.
Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết.công khai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. 

Kết thúc thời hạn niêm yết mà không nhận.được khiếu nại, tố cáo liên quan.đến văn bản khai nhận di sản thì tổ chức hành nghề công chứng.tiến hành thụ lý giải quyết hồ sơ. Văn bản công chứng chỉ có hiệu lực khi có chữ ký.của công chứng viên và con dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

3.2. Trường hợp phát sinh tranh chấp

Trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận.được về việc phân chia di sản dẫn đến phát sinh tranh chấp, người thừa kế làm đơn khởi kiện.gửi Tòa án giải quyết vụ án phân chia di sản thừa kế. 

Trên đây là những quy định cơ bản về phân chia tài sản.trong thừa kế theo hành lang pháp lý hiện hành. Hiểu rõ quy định của pháp luật về phân chia.di sản thừa kế giúp bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế. Đồng thời, điều này còn giúp hạn chế các tranh chấp phát sinh.

Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ.với Law Plus qua email info@lawplus.vn hoặc website, hotline 02862 779 399 / 0965 052.039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).

Bài viết liên quan