&ev=PageView&noscript=1 />

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI BUÔN BÁN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa tại Việt Nam. Song, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra “thanh chắn” pháp lý vững chắc để kiểm soát hoạt động buôn bán của công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững.

Với kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực thương mại, Law Plus sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những điều kiện mà công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng để có thể buôn bán hàng hóa tại Việt Nam.

I. CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thuật ngữ “công ty có vốn đầu tư nước ngoài” mà chỉ quy định về “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Bên cạnh đó, “tổ chức kinh tế” được định nghĩa tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. Theo đó, công ty (hay doanh nghiệp) là một dạng của tổ chức kinh tế.

Từ 2 định nghĩa trên có thể suy ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài là công ty có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Pháp luật Việt Nam cho phép công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động buôn bán hàng hóa tại Việt Nam. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được liệt kê tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

Cụ thể là:

1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Ở đây, chúng tôi sẽ phân tích và đi sâu vào hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa. Cụ thể là quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ hàng hóa.

Mặc dù, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi.để công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động kinh doanh.nêu trên, nhưng các công ty này cũng cần phải đáp ứng.những điều kiện theo quy định của pháp luật và xin các Giấy chứng nhận, Giấy phép cần thiết để được thực hiện.hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất khẩu, nhập.khẩu, phân phối bán buôn, phân phối.bán lẻ hàng hóa.

II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BUÔN BÁN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

Điều 3.Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định cụ thể.về định nghĩa các quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, như sau:  

– Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu…

– Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu…

– Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

– Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Theo đó, để thực hiện hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hóa như trên tại Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

(i) Đăng ký mục tiêu thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ theo pháp luật về đầu tư

Đối với trường hợp công ty.có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới, khi tiến hành đăng ký.dự án đầu tư tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký thực hiện mục tiêu: quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn (CPC 622), phân phối bán lẻ (CPC 632) đối với hàng hóa dự kiến mua bán.

Theo Biểu cam kết WTO về dịch vụ, quyền phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ.là hai dịch vụ được cam kết bởi những thành viên gia nhập tổ chức này. Theo đó, nhà đầu tư có quốc tịch.thuộc các nước là thành viên WTO được quyền thực hiện mục tiêu xuất khẩu, quyền.nhập khẩu, phân phối bán buôn (CPC 622), phân phối bán lẻ (CPC 632) các hàng hóa.không thuộc danh mục hàng cấm tại Việt Nam. 

(ii) Phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp sau khi được cơ quan về đầu tư chấp thuận mục tiêu đầu tư

Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký. Do đó, việc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.khi thành lập công ty rất quan.trọng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh.của công ty sau này. Về nguyên tắc, doanh nghiệp được tự do.kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật.không cấm. Riêng đối với ngành, nghề kinh doanh.có điều kiện thì công ty cần đáp ứng thêm.các điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an.ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh.được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại.Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong hồ sơ cần ghi rõ ngành, nghề kinh doanh công ty muốn đăng ký. 

  • Bán buôn có mã ngành, nghề kinh doanh cấp 2 là 45, 46, có thể kể đến: 4511 – Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác, 4632 – Bán buôn thực phẩm, 4633 – Bán buôn đồ uống, 4641 – Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép,…
  • Bán lẻ có mã ngành, nghề kinh doanh cấp 2 là 45, 47, bao gồm: 4512 – Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống), 4721 – Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh, 4722 – Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh,…

(iii) Vốn tối thiểu 

Pháp luật hiện hành không quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù có yêu cầu về vốn pháp định.

Ví dụ: Đối với ngành, nghề kinh doanh bán buôn rượu, công ty.phải có năng lực tài chính tối thiểu.là 300 triệu Việt Nam đồng, nhằm bảo đảm.cho toàn bộ hệ thống bán buôn.của công ty hoạt động bình thường.(Khoản 9 Điều 11 Thông tư số 60/2014/TT-BCT).

(iv) Xin giấy phép để thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa

Để được bán lẻ hàng hóa.thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài.phải xin cấp Giấy phép kinh doanh, và Giấy phép thành lập cơ sở.bán lẻ (đối với trường hợp công ty có cơ sở bán lẻ). Việc xin giấy phép để thực hiện quyền bán lẻ.là một trong những điều kiện bắt buộc đối với công ty.có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn.thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn.về thủ tục xin Giấy phép kinh doanh, và Giấy phép thành lập.cơ sở bán lẻ, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP BÁN LẺ CÓ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI? trên website của Law Plus.

Có thể thấy, việc am hiểu sâu sắc về pháp luật thương mại giúp.công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.đúng pháp luật, hơn cả là tránh được.tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Điều đó giúp việc kinh doanh của công ty được.thuận buồm xuôi gió, giành lấy vị thế chủ động trên.thương trường.

Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ.với Law Plus qua email info@lawplus.vn hoặc website, hotline.02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo). 

Bài viết liên quan