Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án được các bên giao kết hợp đồng ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại, xuất phát từ tính ưu việt của phương thức này. Đây cũng là phương thức thể hiện ý chí.của Nhà nước trong việc đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp.trong thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước. Hãy cùng tìm hiểu khi nào chúng ta nên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thông qua bài viết này.
Table of Contents/Mục lục
I. THẾ NÀO LÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI?
1.1. Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi Chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Đây chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn của hai hoặc nhiều bên tham gia trong quan hệ thương mại đó mà giữa hai bên không thể tự mình giải quyết.
1.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều điểm tương đồng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục hòa giải tại Tòa án, đều có sự xuất hiện của một bên thứ ba có chức năng giải quyết tranh chấp bằng năng lực của họ.
Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản là phương thức hòa giải tại Tòa án mang tính chất là bên thứ ba giúp các bên có thể tự quyết định việc giải quyết tranh chấp, còn đối với phương thức trọng tài thì trọng tài (bên thứ ba) có quyền đưa ra phát quyết trọng tài – quyết định này là chung thẩm, có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp bị hủy hoặc bị từ chối thi hành. Hơn nữa, sự khác biệt rõ rệt nằm ở việc Trọng tài không phải là cơ quan hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự.
Để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ phụ thuộc vào trung tâm trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài mà các bên đã thỏa thuận.
II. KHI NÀO NÊN CHỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI?
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tự do hóa thương mại gắn liền mật thiết với tự do lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các bên, cũng như ngày càng đa dạng các tranh chấp thương mại.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay được rất nhiều các bên tham gia trong quan hệ thương mại ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, bởi khi xét về các mặt ưu điểm có thể dễ dàng thấy được ở phương pháp này như: Tính linh hoạt, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian, đảm bảo bí mật, được quốc tế công nhận…v.v. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng sẽ tồn tại mặt tiêu cực của nó, có thể kể đến như Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu hay phán quyết trọng tài cũng có thể bị huỷ…v.v.
Có nên chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?
Chính vì luôn tồn tại cả hai mặt tích cực và tiêu cực của từng phương pháp (giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay tại Tòa án) nên tùy thuộc vào việc các bên lựa chọn có hay không việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải được cân nhắc một cách cẩn trọng, tùy thuộc vào chủ thể tham gia giao dịch thương mại (trong nước, quốc tế), tùy thuộc vào đối tượng, giá trị hợp đồng các bên ký kết, tùy thuộc vào lựa chọn của các bên trong quan hệ thương mại, để có thể quyết định việc áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Trong phạm vi bài viết này, Law Plus sẽ phân tích dựa trên các cơ sở luật định liên quan đến việc lựa chọn phương pháp giải quyết bằng trọng tài thương mại.
2.1. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
“Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Như vậy, điều kiện đầu tiên để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài là phải được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài này có thể được lập trước (có thể là điều khoản nằm trong Hợp đồng thương mại, phụ lục hoặc thỏa thuận riêng giữa các bên) hoặc sau khi xảy ra tranh chấp với hình thức tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010.
2.2. Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 (được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP):
“Điều 16. Hình thức thỏa thuận trọng tài
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ.mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra.và bên kia không phủ nhận.”
2.3. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể.thực hiện được không làm mất hiệu lực của.thỏa thuận trọng tài.
2.4. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
– Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực.không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, tức là không thuộc: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ.hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó.ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên.mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
– Người xác lập thỏa thuận trọng tài.không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tức là người xác lập.thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện.theo pháp luật hoặc.không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc.là người được ủy quyền hợp pháp.nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài.do người không có thẩm quyền xác lập.nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài.hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận.trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối.thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
– Người xác lập thỏa thuận trọng tài.không có năng lực hành vi dân sự theo quy định.của BLDS (người chưa thành niên, người mất năng lực.hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực.hành vi dân sự).
– Hình thức của thỏa thuận.trọng tài không phù hợp với quy định.tại Điều 16 của Luật này.
– Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài.và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
– Thỏa thuận trọng tài.vi phạm điều cấm của pháp luật.
2.5. Thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài.mà một bên khởi kiện tại Tòa án.thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài.vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài.không thể thực hiện được.
Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành.về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Law Plus qua.email info@lawplus.vn hoặc website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo).