Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua chính sách đầu tư mới thông qua Luật số 03/2022/QH15 có hiệu lực từ 01/03/2022. Đặc biệt trong đó có sửa đổi bổ sung một số điều của.Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Nhằm giúp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.có thể nắm bắt và áp dụng chính xác quy định của pháp luật, bài phân tích dưới đây.sẽ cung cấp một số thay đổi quan trọng như sau:
Table of Contents/Mục lục
A. Các thay đổi quan trọng về Luật Đầu tư chính sách đầu tư mới
1. Sửa đổi, bổ sung liên quan đến quyền chấp thuận chủ trương đầu tư
So với Luật Đầu tư 2020 thì việc phân cấp thẩm quyền quyết định.chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị vẫn dựa trên.hai tiêu chí là quy mô dân số và quy mô sử dụng đất nhưng.đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương. Theo đó:
- Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư của: Dự án đầu tư xây dựng.nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị.có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên.hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương.đầu tư của: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở. (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị.có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người.
Ngoài ra, Luật số 03 này còn quy định rõ hơn về thẩm quyền quyết định.chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị theo tiêu chí về địa điểm.thực hiện dự án thuộc khu vực bảo vệ di tích để.không mâu thuẫn với Luật Di sản văn hóa, trong đó chia rõ dự án đầu tư trong khu vực.bảo vệ di tích cấp I và cấp II (đối với di tích quốc gia, di tích.quốc gia đặc biệt). Cụ thể, Luật này đã bổ sung như sau:
- Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với:
- Dự án thuộc khu vực bảo vệ cấp I của: di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
- Dự án thuộc khu vực bảo vệ cấp II của: di tích.của gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với:
- Dự án thuộc khu vực bảo vệ cấp II của: di tích.quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt nhưng không thuộc Danh mục di sản thế giới;
- Dự án thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội.đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt.
2. Bổ sung nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
Để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ với quy định trên, Luật số 03.cũng bổ sung thêm một nội dung thẩm định khi chấp thuận.chủ trương đầu tư đối với di sản văn hóa tại.Điều 33 Luật Đầu tư 2020 là: Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu.bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo.quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
3. Bãi bỏ quy định về một trong các hình thức sử dụng đất.để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại chính sách đầu tư mới
Theo khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 quy định, một trong các hình thức.sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là.nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan.nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở. Tại Luật số 03/2022/QH15 thì quy định này đã được bãi bỏ nhằm đảm.bảo sự kết nối với quy định của Luật Đầu tư, Luật Nhà ở.và pháp luật về đất đai, bảo đảm sự minh bạch về thủ tục đầu tư.
4. Bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Cụ thể Luật số 03/2022/QH15 đã bổ sung ngành, nghề.Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng (không bao gồm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự) vào Phụ lục IV về.Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Việc bổ sung ngành nghề này trong Luật Đầu tư.nhằm tạo hành lang pháp lý để quản lý các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp.các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ.an ninh mạng, góp phần bảo vệ An ninh quốc gia.
B. Các thay đổi quan trọng về Luật Doanh nghiệp chính sách đầu tư mới
1. Sửa đổi quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty
Quy định mới đã thay cụm từ thành viên Hội đồng thành viên thành.thành viên công ty để bảo đảm thống nhất với các quy định liên quan của Luật này.
2. Sửa đổi, bổ sung quy định về biên bản họp Hội đồng thành viên
Theo đó, nội dung biên bản không còn yêu cầu bắt buộc.có chữ ký của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có).
Luật số 03/2022/QH15 còn điều chỉnh điều kiện có hiệu lực của biên bản họp. Cụ thể, trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp, bên cạnh.việc đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định thì biên bản này có hiệu lực nếu:
- Được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự ký; và
- Đồng ý thông qua biên bản họp.
Thêm vào đó, Luật này còn bổ sung quy định về trách nhiệm cá nhân.về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp của Chủ tọa, người.ghi biên bản trong trường hợp từ chối ký biên bản họp.
3. Sửa quy định về công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp nhà nước
Cụ thể quy định mới này đã bãi bỏ điều kiện phải.được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính phải thực hiện.trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
Như vậy, theo quy định mới được sửa đổi nêu trên, công ty chỉ cần.công bố báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính.của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) phải thực hiện.trước ngày 31 tháng 7 hằng năm mà không bắt buộc báo cáo này.phải được kiểm toán tại tổ chức kiểm toán độc lập như trước đây.
4. Sửa điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
Nếu Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Nghị quyết được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành thì Luật mới này đã bổ sung cụ thể điều kiện của tổng số phiếu biểu quyết.
Theo đó, tổng số phiếu biểu quyết phải được tính trên số phiếu biểu quyết của những cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp.
5. Sửa đổi, bổ sung quy định về biên bản họp Hội đồng quản trị chính sách đầu tư mới
Tương tự như biên bản họp Hội đồng thành viên, Luật số 03/2022/QH15.cũng có những sửa đổi về điều kiện có hiệu lực của biên bản họp trong trường hợp Chủ tọa và/hoặc.Người ghi biên bản từ chối ký vào biên bản.
Khi này, bên cạnh việc đảm bảo đầy đủ nội dung.theo quy định, để biên bản họp có hiệu lực cần:
– Đáp ứng điều kiện về chữ ký của những thành viên tham dự, và:
– Đồng ý thông qua biên bản họp.
Ngoài ra còn bổ sung một số quy định sau:
– Bổ sung về nội dung bắt buộc của biên bản họp trong.trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký: Biên bản họp ghi rõ.việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp.
– Bổ sung quy định về trách nhiệm của các bên trong.trường hợp ký/ từ chối ký biên bản họp: Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm.liên đới về tính chính xác và.trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm.cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký.biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
6. Sửa đổi, bổ sung về điều khoản thi hành chính sách đầu tư mới
Cụ thể khoản 5 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về.Điều khoản thi hành đã được sửa đổi, bổ sung như sau:
– “Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động.của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh”. Thay vì quy định việc tổ chức quản lý.và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước như trước đây.
– Bổ sung quy định về việc doanh nghiệp.kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước.và công ty trách nhiệm hữu hạn do doanh nghiệp nhà nước quy định.tại khoản 2 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trên đây là tổng hợp các thay đổi quan trọng liên quan đến Luật Đầu tư.và Luật Doanh nghiệp mà Quý nhà đầu tư và doanh nghiệp cần quan tâm. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ.với LawPlus theo số hotline: +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.
>> Xem thêm Các chính sách thuế quan trọng.