Hiện nay, bán lẻ (Retail) là một hình thức được nhiều tổ chức lựa chọn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư vào hình thức bán lẻ cũng đòi hỏi nhiều điều kiện bắt buộc đặc biệt là tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, để thực hiện hoạt động bán lẻ tại thị trường Việt Nam, tổ chức này buộc phải được cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định pháp luật.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, LawPlus xin gửi đến Quý khách những thông tin liên quan đến xin giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Table of Contents/Mục lục
1. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (GPLCSBL) được cấp cho tổ .chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ. Theo đó, đây là loại giấy phép được cấp bởi Sở Công thương cho phép tổ chức kinh tế có .vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại thị trường Việt Nam, bao gồm cả .bán lẻ có lập cơ sở bán lẻ và bán lẻ không lập cơ sở bán lẻ. Cơ sở bán lẻ có thể hiểu là điểm bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp .có vốn đầu tư nước ngoài cho người tiêu dùng (như: siêu thị, cửa hàng …..).
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở bán lẻ của các tổ chức này tại thị trường. Việt Nam như AEON Việt Nam; Central Retail…
2. Điều kiện lập cơ sở bản lẻ
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;
- Có kế hoạch kinh doanh;
- Hàng hoá bán lẻ không thuộc danh mục hàng hoá bị hạn chế;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có lập cơ sở bán lẻ, ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng:
- Có địa điểm phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý;
- Thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) được thực hiện trong .trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở. đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc .loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini;
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: .Đáp ứng các điều kiện quy định cụ thể do pháp luật quy định.
3. Hồ sơ cấp giấy phép
Theo Điều 27 Nghị định 09/2018, Hồ sơ cấp GPLCSBL bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp GPLCSBL (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
– Bản giải trình về việc đáp ứng điều kiện hoạt động:
– Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
– Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức.
4. Trình tự, thủ tục
Bước 1: Soạn và gửi hồ sơ
Tổ chức thực hiện soạn đầy đủ hồ sơ theo quy định và gửi trực tiếp hoặc qua đường .bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép sẽ xem xét cấp GPLCSBL. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu tổ chức kinh tế bổ sung hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp phép có thể xin ý kiến Bộ Công thương. Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định phép luật để có. văn bản chấp thuận cấp GPLCSBL; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời hạn xử lý hồ sơ thông thường kéo dài từ 20 ngày làm việc, tùy vào trường hợp và tính hợp lệ của hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Trên đây là những quy định liên quan đến việc xin cấp GPLCSBL cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 02862 779 399, 03939 30522 hoặc email info@lawplus.vn sẽ được đội ngũ LawPlus tư vấn và giải đáp thắc mắc.