Khi các hoạt động giao dịch truyền thống gần như được thay thế bằng các hình thức.trực tuyến, nhờ đó.mà thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.đã thu hút nhiều các vốn đầu tư ngoại, thể hiện được tiềm năng vượt bậc.về quy mô cũng như mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận thị trường thương mại điện tử tại.Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý các quy định pháp luật sau đây.
Table of Contents/Mục lục
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động thương mại điện tử của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021;
- Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021;
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại.và Luật quản lý ngoài thương về hoạt động mua bán hàng hóa.và các hoạt động liên quan – có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
2. Hoạt động thương mại điện tử của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Với bản chất của thương mại điện tử là hoạt động thương mại.áp dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin.và Internet, bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử.và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Cũng như các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán.đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, đối tác, khách hàng,…
Trên cơ sở đó, theo luật định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.thì hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần.hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại.bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động.hoặc các mạng mở khác.
3. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử.nếu cá nhân, tổ chức đó thỏa mãn một trong các số điều kiện như sau:
+ Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
+ Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện.tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng.đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
- Căn cứ vào tính tham gia trực tiếp.hoặc gián tiếp vào hoạt động thương mại điện tử, có thể chia chủ thể.trong hoạt động thương mại điện tử thành hai nhóm như sau:
Thứ nhất,
+ Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Các thương.nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường.cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động.xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
+ Thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng: Các thương nhân, tổ chức.cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website.thương mại điện tử bán hàng.và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thứ hai, nhóm các chủ thể tham gia trực tiếp.vào hoạt động thương mại điện tử.
Các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại điện tử.lại được chia làm hai bên: bên bán và bên mua.
- Bên bán bao gồm các chủ thể như sau:
+ Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng: Các thương.nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử.để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa.hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
+ Người bán: Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng.website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để.phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa.hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
- Bên
mua (khách hàng) bao gồm:
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa.hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng.và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
4. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Theo nghị định 52/2013/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử.được phân làm 02 loại bao gồm:
a. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử.do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ.hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa.hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Đối với loại hình này, nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của.chính thương nhân sở hữu website đó chỉ yêu cầu.phải thông báo với Bộ Công thương.về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa thông qua website thương mại điện tử.bán hàng, ngoài việc thông báo như được nêu ở trên, sẽ cần.thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho hoạt động bán lẻ hàng hóa.vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử.do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các.thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Website đấu giá trực tuyến;
- Website khuyến mại trực tuyến;
- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Với bản chất đây là hoạt động mà thương nhân cung cấp nền tảng.cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Và theo quy định tại Nghị định 09/2018/ NĐ-CP thì đây là hoạt động có điều kiện.đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.nên phải được cấp giấy phép kinh doanh.
Đồng thời, chủ sở hữu website thương mại điện tử phải tiến hành đăng ký.website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương.
5. Điều kiện, thủ tục cấp GPKD cho tổ chức hoạt động thương mại điện tử
a. Điều kiện
Đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước tham gia điều ước quốc tế.mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho.hoạt động mua bán hàng hóa:
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại.Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp.đã thành lập công ty tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động.đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
Tuy nhiên, do hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.là dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các.Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, ngoài việc đáp ứng các điều kiện được nêu, các tiêu chí sau đây.cũng cần được xem xét cấp phép trong.trường hợp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
- Khả năng tạo việc làm cho người lao động trong nước;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của công ty.trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ.tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Trong trường hợp này, các tiêu chí đối với hàng hóa.kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường bao gồm:
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp.đã thành lập công ty tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện.hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
- Khả năng tạo việc làm cho người lao động trong nước;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của.công ty trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
b. Thủ tục hành chính đối với hoat động thương mại điện tử.của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Quy trình thông báo website thương mại điện tử bán hàng
Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử.bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.và thực hiện tại địa chỉ www.online.gov.vn.
Bước 1: Đăng nhập hệ thống
Lưu ý: Tài khoản của thương nhân, cá nhân là Mã số thuế tương ứng.
Bước 2: Tiến hành thông báo website
Bước 3: Nhập thông tin về website, chọn loại hàng hóa phù hợp.và gửi hồ sơ theo yêu cầu
Hồ sơ gồm:
- Bản scan Giấy chứng nhận đăng ký.kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân)
- 01 bản scan Quyết định thành lập (đối với tổ chức)
- Bản scan chứng từ cá nhân (đối với cá nhân)
- Các hồ sơ khác có liên quan đến hàng hóa.đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh về hoạt động đầu tư nước ngoài.đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
- Bản giải trình có nội dung:
- Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh ;
- Kế hoạch kinh doanh;
- Kế hoạch tài chính;
- Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa.và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình.tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký.doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động.mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan.trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp từ chối cấp Giấy phép kinh doanh:
- Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa.và các hoạt động liên quan trực tiếp;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp.Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi.Giấy phép kinh doanh.
Thủ tục đăng ký thiết lập website/ứng dụng.cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động cung cấp.dịch vụ thương mại điện tử, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện.đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận.đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư.hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
- Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định.tại khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
- Quy chế quản lý hoạt động của website.cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại.Nghị định 52/2013/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các.điều kiện giao dịch chung (nếu có);
- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động.mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Trên đây là những điều kiện cơ bản nhất để doanh nghiệp.có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động dịch vụ thương mại điện tử. Vui lòng liên hệ.chúng tôi theo số hotline +84 2862 779 399.hoặc email infor@lawplus.vn để được tư vấn cụ thể.
LawPlus