Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với nhiều hình thức đa dạng. Một trong những hình thức đó là nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, để được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục nhất định theo Luật Đầu tư 2020 và các quy định liên quan khác. Thông qua hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
Với kinh nghiệm tư vấn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong bài viết này, LawPlus sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin liên quan đến hình thức mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định hiện hành.
Table of Contents/Mục lục
1. Khái quát chung về hình thức góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp
Căn cứ theo Điều 25 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư được phép đầu tư thông qua góp vốn, .mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam theo các hình thức sau đây:
Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế dưới hình thức:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai hình thức nêu trên.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– T Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở. thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong .công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế .khác không thuộc trường hợp quy định tại 3 hình thức trên.
Lợi ích của hình thức đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp
Mua cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam có .thể mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, .như tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh rủi ro, tiếp cận các .nguồn tài nguyên và mạng lưới hiện có, .và nâng cao danh tiếng và uy tín của nhà đầu tư trên thị trường nội địa Việt Nam. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp đã được thành lập từ trước, .nhà đầu tư có thể tiếp tục thừa hưởng các nguồn. lực có sẵn của doanh nghiệp mà không phải thực hiện các thủ tục thành lập.
2. Thủ tục đầu tư
Việc mua lại cổ phần, phần vốn góp là một hình thức đầu tư phổ biến dành cho .người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bên cạnh hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới. Theo đó, người nước ngoài khi đầu tư thông qua hình thức này cần đáp ứng các điều .kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đầu tư.
Để hiểu hơn về thủ tục đầu tư thông qua hình thức này, .quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết của LawPlus Tại đây.
3. Một số lưu ý dành cho nhà đầu tư nước ngoài
Bên cạnh những lợi ích đã nêu trên, hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. của một doanh nghiệp Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức và. rủi ro đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong số đó phải kể đến như vấn đề thẩm định về năng lực tài chính, .thẩm định về các vấn đề pháp lý, vấn đề định giá, vấn đề hội nhập, và sự khác biệt văn hóa. Với kinh nghiệm tư vấn cho nhiều người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, .LawPlus sẽ nêu ra một số điểm mà nhà đầu tư nước ngoài. cần lưu ý khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam như sau:
3.1. Lưu ý liên quan đến việc thẩm định doanh nghiệp
Nếu muốn đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất, nhà đầu tư nước ngoài cần thực .hiện việc thẩm định toàn diện doanh nghiệp .trên các phương diện: pháp lý, tài chính, tình hình kinh doanh và các phương diện khác của doanh nghiệp. Quá trình thẩm định trước khi đầu tư có thể tốn thời gian, .tốn kém và khó khăn tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Nhưng điều này sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hạn .chế được rủi ro đến mức tối thiểu và đánh .giá được .tiềm năng trong tương lai khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình.
Theo đó, nhà đầu tư cũng có thể thẩm định doanh nghiệp bằng việc tiến hành hoạt động kiểm toán thực hiện bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp trước khi tiến hành đầu tư để đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản và nợ của doanh nghiệp.
3.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực đầu tư và số vốn dự kiến đầu tư
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà mình muốn đầu tư có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật về đầu tư và các Hiệp định thương mại. Những ngành và lĩnh vực này sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện hoặc nhận được một số phê duyệt hoặc giấy phép trước khi đầu tư tại Việt Nam.
Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định tỷ lệ mua phần vốn góp mà mình muốn mua để xét xem tỷ lệ này có bị giới hạn hoặc hạn chế nào theo Luật Đầu tư hoặc các quy định liên quan khác không. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể cần tuân theo các quy định của các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là bên tham gia liên quan đến hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, sự tham gia của đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư, v.v
3.3. Đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật liên quan đến đầu tư tại Việt Nam
Mua lại cổ phần, phần vốn góp có thể tạo ra sự thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo rằng việc mua vốn góp tuân thủ các luật và quy định liên quan tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân theo các thủ tục đăng ký mua vốn góp của các công ty Việt Nam tại cơ quan đăng ký đầu tư. Các thủ tục có thể thay đổi tùy theo ngành và lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ đầu tư, và ảnh hưởng của đầu tư đối với thị trường hoặc quyền lợi của người tiêu dùng.
4. Kết luận
Mua vốn góp của tổ chức tại Việt Nam là một trong những hình thức đầu tư tại Việt Nam .có thể mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tham .gia hoặc mở rộng kinh doanh của họ trên thị trường Việt Nam. Tuy vậy, hình thức này cũng đòi hỏi Nhà đầu tư phải tuân .thủ các quy định liên quan đến đầu tư và phải có sự tiềm hiểu, .đánh giá về khả năng đầu tư vào công ty dự kiến. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài nên thực hiện thẩm định doanh nghiệp trước. khi mua một cách cẩn thận, đảm bảo tuân thủ pháp luật và xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý. để giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của mình.
Để được tư vấn chi tiết hơn về việc đầu tư vào Việt Nam qua các hình thức đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ với LawPlus thông qua hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.