&ev=PageView&noscript=1 />

RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Rủi ro trong hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là một giao dịch thể hiện sự thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện giữa các chủ thể trong kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan đến việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để đảm bảo một giao dịch không tồn tại rủi ro.(vô hiệu, điều khoản không chặt chẽ, thiếu thoả thuận giải quyết tranh chấp…) trong quá trình thực hiện hợp đồng được xem là.một vấn đề khó đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên.thì Hợp đồng thương mại.đã ký được xem là “mấu chốt” để giải quyết các vấn đề liên quan. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG

Do đó, với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành.cùng các doanh nghiệp, LawPlus xin được điểm qua những Rủi ro thường xảy ra.trong hợp đồng mà Doanh nghiệp cần lưu ý dưới đây,.mong rằng sẽ giúp được Quý doanh nghiệp phần nào.

>> Các chính sách thuế quan trọng

Những loại rủi ro thường gặp khi thực hiện hợp đồng thương mại:

  • Rủi ro do vô hiệu hợp đồng (hình thức, nội dung);
  • Rủi ro do các điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ;
  • Thiếu thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng.

 

Thứ nhất, Rủi ro do vô hiệu hợp đồng:

1. Vô hiệu về hình thức

Mỗi loại hợp đồng đều có những quy định riêng biệt về hình thức, trước tiên cần hiểu rằng, Hợp đồng thương mại có thể là một trong những loại hợp đồng sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Đây là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập) và hợp đồng mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa (gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn). RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • Hợp đồng dịch vụ: Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa (gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).

  • Ngoài ra còn các loại hợp đồng trong các hoạt đồng đầu tư thương mại khác: Như các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khác như hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)

Như vậy, hợp đồng có thể được thiết lập bằng lời nói, văn bản, phương tiện điện tử hoặc hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên, vì lý do hợp đồng thương mại thường thể hiện cho những giao dịch quan trọng và lớn của doanh nghiệp do đó các thỏa thuận giữa các bên nên được thể hiện bằng văn bản để khi phát sinh tranh chấp các bên có căn cứ pháp lý để thương lượng và giải quyết.

Theo pháp luật hiện hành, khi có sự vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng, các bên cần ngồi lại để thỏa thuận, thống nhất với nhau phương án giải quyết cho ổn thỏa giữa các bên. Trường hợp không có tiếng nói chung, một trong các bên có quyền khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro pháp lý này, các bên tham gia hợp đồng nên lựa chọn loại hợp đồng bằng văn bản và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của loại hợp đồng mà các bên giao kết.

2. Vô hiệu về nội dung

b1) Do chủ thể ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền

Đây là yêu cầu rất quan trọng bởi lẽ theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu hợp đồng thương mại được ký kết bởi người không có thẩm quyền đại diện theo quy định, hợp đồng này sẽ không phát sinh hiệu lực đối với cá nhân, tổ chức được đại diện.

Trong trường hợp, người đại diện ký kết hợp đồng của đối tác không phải là đại diện theo pháp luật thì bắt buộc phải là người đại diện theo ủy quyền hợp lệ thể hiện người này có đủ thẩm quyền để ký hợp đồng thương mại này. Theo đó, hợp đồng thương mại sẽ vô hiệu khi chủ thể ký kết hợp đồng thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Đối tác không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hợp đồng;

  • Đối tác không có tư cách pháp nhân;

  • Người đại diện của đối tác không có thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng;

  • Người ký hợp đồng vượt quá phạm vi được ủy quyền;

  • Chủ thể không có tư cách, đủ điều kiện thực hiện đối tượng của hợp đồng.

Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép một công ty có thể có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật do đó, các bên cần phải đảm bảo rằng người đại diện theo pháp luật đang ký là người có đủ thẩm quyền ký kết dựa vào những quy định trong Điều lệ doanh nghiệp hoặc Quyền hạn được quy định trong Quyết định bổ nhiệm.

Có thể dễ dàng xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dựa trên thông tin ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đối tác hoặc Quý doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin này tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Do đó, để tránh trường hợp hợp đồng thương mại của Quý doanh nghiệp với đối tác bị xem là không phát sinh hiệu lực do người ký kết không có thẩm quyền thì xin hãy lưu tâm về vấn đề này và yêu cầu đối tác tuân thủ tuyệt đối. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

b2) Do Đối tượng hợp đồng là những hàng hóa, dịch vụ không thực hiện được (bị pháp luật cấm)

Đối tượng hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thường là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc) mà các bên thỏa thuận. Chính vì thế, cần quy định rõ ràng, cụ thể về đặc điểm, tính chất của đối tượng để khi có tranh chấp xảy ra có thể xác định được một cách nhanh chóng. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • Đối tượng là hàng hóa: cần lưu ý để tránh trường hợp các đối tượng này thuộc danh mục các sản phẩm bị pháp luật cấm hoặc không đủ điều kiện để thực hiện mua bán theo thỏa thuận của hợp đồng.

  • Đối tượng là dịch vụ: đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật hiện hành quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

 

b3) Do nội dung trong hợp đồng trái quy định pháp luật, trái đạo đức xã hội

Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo không được trái pháp luật và đạo đức xã hội, nếu vi phạm, hợp đồng sẽ vô hiệu. Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung trong hợp đồng thương mại nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Có thể có những nội dung theo quy định của Bộ luật Dân sự: RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • Đối tượng của hợp đồng;

  • Số lượng, chất lượng;

  • Giá, phương thức thanh toán;

  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Thứ hai, rủi ro do Điều khoản hợp đồng không chặt chẽ

Khi soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo được các quy định cần thiết về hợp đồng nếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên do các điều khoản của hợp đồng thiếu chặt chẽ, ví dụ như:

  • Gây khó khăn trong việc giao hàng do địa điểm giao hàng không được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng;

  • Quy định về thời gian thanh toán không rõ ràng dẫn đến việc bên có nghĩa vụ thanh toán kéo dài thời gian thanh toán, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền;

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên còn mập mờ, thiếu chi tiết;

  • Quy định về đóng gói sản phẩm, phương thức vận chuyển hàng hóa cũng không được quy định cụ thể, rõ ràng;

  • Phương thức thanh toán cũng như đồng tiền được dùng để thanh toán cũng là vấn đề cần cụ thể hóa ngay khi soạn thảo hợp đồng.

Lưu ý về một số điều khoản trong hợp đồng

1. Điều khoản về bảo mật thông tin

Điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng được quy định dựa trên các cơ sở pháp lý rõ ràng: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 289, Luật Thương mại 2005: Trừ các thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có nghĩa vụ giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng kết thúc hoặc chấm dứt. Như vậy, việc bảo mật thông tin công ty cần được thực hiện trong và sau khi kết thúc hợp đồng. Bên cạnh đó, Điểm C, Khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi, bổ sung 2009) quy định như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập dựa trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật đó.

Thêm vào đó, Điểm b, Khoản 1, Điều 45 của Luật Cạnh tranh 2018 (kế thừa Luật Cạnh tranh 2004) quy định về việc cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới hình thức tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Điều khoản bảo mật (confidentiality clause) hay còn gọi là Điều khoản không tiết lộ là điều khoản mà theo đó một bên khi có được thông tin nhất định của bên còn lại thông qua quan hệ hợp đồng thì sẽ phải có trách nhiệm bảo mật những thông tin đó. Thông thường, các điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng sẽ bao gồm: RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • Đối tượng, các thông tin cần bảo mật: Bao gồm bí mật và kết quả kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, danh sách và thông tin khách hàng, các thiết kế thuộc bản quyền của sản phẩm và các thông tin khác trong quá trình kinh doanh.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo mật thông tin: Quy định rõ ràng, cụ thể về phạm vi tiếp cận và sử dụng thông tin mà khách hàng biết được.

  • Trách nhiệm của bên vi phạm bảo mật thông tin: Ví dụ bồi thường thiệt hại khi tiết lộ thông tin cho bên thứ ba.

  • Loại trừ trách nhiệm bảo mật thông tin: Trong một số trường hợp đặc biệt, bên tiếp nhận thông tin sẽ được loại trừ trách nhiệm và không phải bồi thường thiệt hại nếu tiết lộ thông tin cho bên thứ 3.

Quy định về bảo mật thông tin được đặt ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng và cả sau khi chấm dứt hợp đồng. Hành vi vi phạm trong bảo mật thông tin được coi là căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc phải khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi, trong một số trường hợp có thể tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự để bảo vệ quyền sở hữu đối với các thông tin này.

Vì vậy, trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng các bên cần quy định rõ về chế tài vi phạm điều khoản bảo mật nhằm răn đe, tránh trường hợp các bên tiết lộ các bí mật thông tin của nhau.

Những rủi ro nào ảnh hưởng đến giao dịch hợp đồng?
Những rủi ro nào ảnh hưởng đến giao dịch hợp đồng?

2. Điều khoản về sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Theo đó, một sự kiện được là một sự kiện bất khả kháng thì phải đáp ứng đủ cả 3 yếu tố sau:

  • Xảy ra một cách khách quan (không phụ thuộc vào ý chí của một bên nào);

  • Không thể lường trước được (các bên khó có thể dự đoán chính xác thời điểm xảy ra sự kiện);

  • Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (các bên phải chứng minh về việc này).

Cũng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc quy định khác. Như vậy, khi gặp một sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc không thể thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, bên vi phạm phải chứng minh dựa trên 3 yếu tố nêu trên để được hưởng quyền miễn trách nhiệm đối với bên kia. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Khoản 1 Điều 296 Luật thương mại 2005 ưu tiên hàng đầu khi có sự kiện bất khả kháng là ‘tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả’. Ở đây, phương án được khuyến nghị là kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng chứ không phải là chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng.

Dooanh nghiệp cần lưu ý rằng, với sự kiện bất khả kháng thì một bên hoặc các bên không có quyền chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng, bởi việc chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng là một giải pháp rất nghiêm trọng, một bên không thể tuỳ tiện áp dụng. Ngay cả khi có sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng, việc chấm dứt/huỷ bỏ cũng không luôn luôn được chấp nhận mà cần xem xét sự ảnh hưởng này ở mức độ, có làm cho mục đích khi giao kết có thể đạt được hay không. Do đó khi soạn thảo hợp đồng để ký kết, doanh nghiệp cần phải lưu ý:

  • Thống nhất rõ ràng thế nào là sự kiện bất khả kháng;

  • Có quy định về nghĩa vụ thông báo khi sự kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình;

  • Thỏa thuận trước về phương án xử lý kèm theo trách nhiệm của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng

3. Điều khoản phạt vi phạm

Luật Thương mại 2005 quy định:

  • Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, mức phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu các bên không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài phạt vi phạm.
  • Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Các bên phải hiểu được 02 chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khác nhau, nắm rõ quy định về 02 chế tài này khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua điều khoản này, các bên có thể gặp rủi ro khi phát sinh tranh chấp, phát sinh thiệt hại khi có bên không thực hiện đúng nghĩa vụ. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Điều kiện áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại phải bao gồm: Hợp đồng phải có hiệu lực; Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.

Các bên cần lường trước rủi ro phát sinh và quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại để tránh trường hợp không áp dụng được chế tài này. Theo đó, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng thương mại nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

 

4. Điều khoản giải quyết tranh chấp

Cần lường trước các rủi ro và quy định cụ thể hướng xử lý.khi xảy ra tranh chấp để không làm các bên tốn thời gian.và tiền bạc khi có tranh chấp xảy ra,.vừa thực hiện hợp đồng trên cơ sở thiện chí,.vừa giữ mối quan hệ đối tác là điều rất cần thiết. Hiện nay, có 04 phương thức giải quyết tranh chấp.trong hợp đồng thương mại:

  • Thỏa thuận: hai bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết khi phát sinh rủi ro trong hợp đồng.

  • Hòa giải: khi không tự giải quyết bằng thỏa thuận, các bên có thể lựa chọn phương thức hòa giải. Theo đó, các bên sẽ thông qua bên thứ ba trung gian làm cầu nối để giải quyết tranh chấp.

  • Tố tụng Trọng tài: các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh để giải quyết tại Trọng tài. Sau khi xem xét sự việc tranh chấp, Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

  • Tố tụng Tòa án: các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết tranh chấp.

Riêng đối với điều khoản trọng tài thì.Thỏa thuận trọng tài (TTTT) dùng để xác định phương thức giải quyết tranh chấp.trong hoạt động tố tụng. TTTT độc lập với hợp đồng,.việc gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện.không làm mất hiệu lực TTTT. TTTT được xác lập dưới dạng văn bản trước.hoặc sau khi phát sinh tranh chấp: – Trước khi phát sinh tranh chấp: TTTT có thể được thể hiện tại.Điều khoản TTTT trong hợp đồng, Phụ lục hợp đồng…; văn bản riêng TTTT. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Sau khi phát sinh.tranh chấp: Văn bản TTTT. Các hình thức thỏa thuận sau đây.cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản.
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu khác.
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa.
Rủi ro trong hợp đồng
Rủi ro trong hợp đồng

5. Điều khoản về Khả năng thanh toán

Điều khoản thanh toán là một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng thương mại. Việc quy định cụ thể và chi tiết về thời hạn thanh toán, địa điểm, phương thức, hậu quả của việc chậm thanh toán, hay các chế tài trong trường hợp chậm thanh toán là rất cần thiết.

  • Phương thức thanh toán:.sẽ được các bên lựa chọn dựa vào mức độ tin cậy giữa các bên,.khả năng thanh toán, hoặc phụ thuộc đối tượng hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp nội địa,.thường áp dụng phương thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Những phương thức này có thể áp dụng.đối với những đơn hàng số lượng ít và giá trị hợp đồng không cao. Tuy nhiên trong lĩnh vực ngoại thương,.do sự khác biệt văn hóa, sự chênh lệch về khả năng tài chính,.quy mô cũng như về đồng tiền thanh toán,.các bên có thể áp dụng phương thức mang tính chất.chuyên nghiệp hơn và có sự hỗ trợ từ.bên thứ ba – thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng như:
    • Chuyển tiền bằng điện tín (Telegraphic Transfer – T/T);

    • Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T);

    • Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment);

    • Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C);

    • Một số phương thức khác theo tập quán thanh toán quốc tế.

  • Số tiền.thanh toán: số tiền thanh toán ghi bằng số,.số tiền thanh toán ghi bằng chữ
  • Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán có thể giống.hoặc khác với đồng tiền tính giá. Khi hai đồng tiền này khác nhau.cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này,.trong đó đặc biệt lựa chọn tỷ giá.của công cụ thanh toán nào,.tỷ giá mua vào hay bán Người mua phải thanh toán.100% tiền hàng.vào tài khoản người thành toán
  • Chế tài chậm trễ thanh toán:.Thông thường,.các bên thường bỏ qua nội dung này khi đàm phán,.thỏa thuận – Trường hợp các bên không thỏa thuận,.sẽ áp dụng quy định của pháp luật khi xảy ra.tranh chấp – Trường hợp các bên có thỏa thuận,.có thể thỏa thuận về mức lãi suất.trong thời gian chậm thanh toán,.thời hạn chậm thanh toán được chấp thuận,.các chế tài khác trong trường hợp chậm thanh toán.

Ngoài ra, cần lưu ý tới trường hợp.được miễn trách nhiệm.nếu chậm.trễ thanh toán, liên quan đến các trường hợp.bất khả kháng hoặc được bên bán chấp thuận. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

 

6. Điều khoản về Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Vi phạm hợp đồng.là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của.luật Thương mại 2005. Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý.để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài.do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng là xử sự của các chủ thể hợp đồng.không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Biểu hiện cụ thể của hành vi.vi phạm hợp đồng là không thực hiện.hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo.hợp đồng.

Cần lưu ý:

Các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ.đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải.thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.(nội dung thường lệ của hợp đồng). Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hợp đồng.hay không phải căn cứ vào các điều khoản.đã thỏa thuận trong hợp đồng và.cả quy định pháp luật có liên quan.

Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh,.thương mại được miễn trách nhiệm khi:

  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

7. Điều khoản Quy định về luật áp dụng khi thực hiện hợp đồng

Việc chọn luật của nước nào hoàn toàn do các chủ thể.của hợp đồng thương mại tự thỏa thuận.và tự quyết định.

Đối với quan hệ trong hợp đồng thương mại.có luật chuyên ngành điều chỉnh là Luật thương mại 2005. Tuy nhiên,.khi áp dụng cần dựa trên những quy định về hợp đồng.theo Bộ luật Dân sự. Nếu luật chuyên ngành không có quy định.hoặc quy định không rõ ràng thì có thể áp dụng các đạo luật khác có giá trị pháp lý.cao hơn luật chuyên ngành để áp dụng.

Đối với quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế,.có thể áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và.tập quán thương mại quốc tế nhưng phải thỏa mãn.các điều kiện: RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  • Việc chọn luật không trái với quy định của Việt Nam;

  • Luật được chọn không trái với pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà các bên là thành viên;

  • Việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không được trái với pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; và

  • Việc chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật.

8. Điều khoản liên quan tới rủi ro phụ lục hợp đồng

Trong quá trình kí hợp đồng.hoặc sau khi kí hợp đồng, nếu nhận thấy có những vấn đề chưa rõ,.có phát sinh cần thay đổi hoặc cần bổ sung thêm các điều khoản.thì hai bên có thể kí thêm phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng.không thể tách rời,.nếu tách rời thì phụ lục hợp đồng không có giá trị. RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Các phụ lục hợp đồng cần có thứ tự ưu tiên áp dụng.và doanh nghiệp cần phải thống nhất các khái niệm,.định nghĩa cũng như nội dung giữa các phụ lục này và hợp đồng.để chúng không mâu thuẩn và không bị vô hiệu.

 

Các biện pháp hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý trong hợp đồng

  • Kiểm tra thông tin.để đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu:.Chủ thể giao kết hợp đồng có tư cách giao dịch,.đầy đủ năng lực hành vi dân sự;.đối tượng mua bán được phép lưu thông,.trao đổi hàng hóa bình thường,.những hàng hóa thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện.thì.cần chuẩn bị thêm giấy phép; nội dung các điều khoản không trái pháp luật;.hình thức hợp đồng theo luật định.
  • Nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng cẩn thận,.rà soát kỹ về tính hợp pháp, hợp lý của các điều khoản. Các điều khoản cần được ghi chi tiết để đề phòng rủi ro.khi xảy ra tranh chấp: Giá cả cần ghi rõ cụ thể số tiền,.được tính theo thời giá hay giá cố định, đơn vị tính, hình thức thanh toán,.thời hạn thanh toán; địa điểm giao hàng,.chi phí giao hàng,.chi phí kho bãi (nếu có); điều khoản về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; các trường hợp bất khả kháng; hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp;…

 

Là một trong.những hoạt động quan trọng hàng đầu trong những hoạt động của một công ty,.việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại luôn tiềm ẩn.những rủi ro pháp lý. Do đó, để đảm bảo cho các giao dịch thuận lợi,.hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại không đáng có xảy ra cho mỗi bên đồng thời đảm bảo được hoà khí trong giao dịch,.doanh nghiệp cần phải tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách xem xét cẩn trọng mọi vấn đề.khi tham gia ký kết hợp đồng. Để được tư vấn cụ thể về.Rủi ro trong hợp đồng thương mại cũng như phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp,.vui lòng liên hệ hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn

 

Law Plus

Bài viết liên quan