12 việc phải làm sau khi mở công ty mà Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện để thuận lợi cho việc kinh doanh tiếp theo.
Lưu ý: các hướng dẫn dưới đây là dựa trên quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm hướng dẫn và có thể thay đổi theo thời gian do dự thay đổi của luật định.
Table of Contents/Mục lục
1. Kiểm tra lại các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn phải ngay.lập tức kiểm tra các nội dung trên.giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã đủ và chính xác chưa? Nếu chưa hoặc có thay đổi bất kỳ thông tin.nào thì cần làm thủ tục hiệu đính/điều chỉnh lại.
2. Khắc dấu tròn công ty
Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức con dấu pháp nhân. Tuy nhiên, nội dung con dấu phải thể hiện được 2 thông tin.quan trọng là tên doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp.
12 việc phải làm sau khi mở công ty
3. Làm bảng hiệu công ty
Doanh nghiệp cần lưu ý phải treo biển hiệu tại trụ sở chính.ngay sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bất cứ khi nào, cán bộ thuế cũng có thể đi kiểm tra.xem doanh nghiệp có hoạt động và treo biển tại trụ sở chính hay không. Nếu không thấy doanh nghiệp treo biển hiệu, cơ quan thuế có thể khóa mã số thuế.của doanh nghiệp. Khi đó ngoài việc bị phạt hành chính, doanh nghiệp phải làm thủ tục mở lại mã số thuế rất phức tạp. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 30.000.000đ – 50.000.000đ nếu không gắn tên.doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
12 việc phải làm sau khi mở công ty
4. Tiến hành đăng ký chữ ký số điện tử
- Chữ ký số điện tử là công cụ bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp.và có giá trị pháp lý tương đương với con dấu pháp nhân. Doanh nghiệp cần mua chữ ký số để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Kế toán của công ty sử dụng chữ ký này để tiến hành đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp.12 việc phải làm sau khi mở công ty
- Để có thể sử dụng chữ ký số đóng thuế, Doanh nghiệp hãy yêu cầu.ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng.của công ty mình khi làm tài khoản ngân hàng.
5. Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng giao dịch
- Doanh nghiệp khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký.mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty.
- Đại diện pháp luật hoặc chủ Doanh nghiệp.mang CMND/CCCD/Passport + Giấy chứng nhận.doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra.ngân hàng mở tài khoản.
* Lưu ý: nên mở tài khoản ở các ngân hàng có hỗ trợ khá “thoáng” cho doanh nghiệp để giảm rắc rối về thủ tục và thuận tiện cho việc kinh doanh tại Việt Nam. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài tài khoản thanh toán cần phải có thêm tài khoản Vốn đầu tư trực tiếp để góp vốn và khi chuyển vốn cần phải chuyển dư một khoản phí ngân hàng để khoản vốn góp được ghi nhận đúng theo quy định.
ệc phải làm sau khi mở công ty
6. Tiến hành góp vốn vào công ty trong vòng 90 ngày
Thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho.công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập.doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Lưu ý: trường hợp không thể đầy đủ vốn vì bất kỳ lý do gì trong.thời hạn này, Doanh nghiệp cần liên hệ tư vấn để xử lý.kịp thời và không bị phạt. 12 việc phải làm sau khi mở công ty
7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ
Doanh nghiệp bổ sung giấy phép con đối với những ngành nghề.có điều kiện trước khi chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề, giấy phép an toàn.thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về.phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ…12 việc phải làm sau khi mở công ty
8. Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
- Kê khai thuế ban đầu là việc rất quan trọng.đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu.trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.12 việc phải làm sau khi mở công ty
- Trường hợp Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế.có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 – 25.000.000đ tùy theo mức độ vi phạm (theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
9. Tiến hành thuê kế toán hoặc dịch vụ kế toán
- Doanh nghiệp có thể tiến hành thuê một nhân viên kế toán riêng.cho công ty để thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ.
- Hoặc để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán.
10. Tiến hành mua và thông báo phát hành hóa đơn
- Doanh nghiệp cần mua hóa đơn điện tử và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế đúng với quy định. Hóa đơn chỉ được sử dụng sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.
11. Thực hiện kê khai và nộp thuế sau khi mở công ty
Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ.sau khi mở công ty. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
- Thuế môn bài, Doanh nghiệp mới thành lập.sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên, tuy nhiên vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ 2 trở đi, doanh nghiệp mới cần phải kê khai và nộp lệ phí môn bài. Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài là trước ngày 30 tháng 1 năm sau năm thành lập. Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị.sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
- Thuế giá trị gia tăng, phải kê khai và nộp theo tháng hoặc theo quý.12 việc phải làm sau khi mở công ty
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính. Ngày 30/10 phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm và nộp thuế TNDN phần còn lại chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
* Lưu ý: việc phạt nộp chậm thuế hiện nay mức rất cao, ngoài ra, Doanh nghiệp.phải nộp đủ thuế và lãi suất 0,03%/ngày.
12. Ký hợp đồng lao động, kê khai và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên
- Doanh nghiệp ký hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động khi bắt đầu thuê nhân sự làm việc.
- Trong 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động.hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động.sẽ bị phạt tiền từ 18%-20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc.tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH.cho người lao động thì có thể bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng (Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Trên đây là những việc rất cơ bản cần thực hiện sau khi Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Để thực hiện những việc trên có thể tốn khá nhiều thời gian, công sức do thủ tục khá rắc rối, tuy nhiên Doanh nghiệp vẫn thực hiện được nếu tìm hiểu kỹ và đủ kiên nhẫn.
LawPlus sẵn sàng tư vấn để hỗ trợ Doanh nghiệp. Chúng tôi cũng có thể thay mặt Doanh nghiệp.để thực hiện các việc trên.với chi phí vô cùng hợp lý do chúng tôi đã thực hiện.rất nhiều lần cho rất nhiều khách hàng. Gọi ngay cho LawPlus theo số 039.39.30.522 hoặc 02682 779 399 hoặc 0962 000 210.email về info@lawplus.vn để được tư vấn.cụ thể.