&ev=PageView&noscript=1 />

QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn nhờ những cải cách tích cực trong thủ tục hành chính, môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình này vẫn đòi hỏi sự hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật cụ thể. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên, Law Plus đã tư vấn, hỗ trợ rất nhiều khách hàng (trong và ngoài nước) thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua bài viết này, LawPlus sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.  

1. Đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả người nước ngoài, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, với điều kiện tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Dưới đây là chi tiết về các đối tượng này:

Cá nhân: Cá nhân thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều này có nghĩa là người thành lập phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ nhận thức và hành vi để thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tổ chức: Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp, các tổ chức có thể bao gồm tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị và các đơn vị được pháp luật công nhận khác. Các tổ chức này có quyền đầu tư, góp vốn và thành lập doanh nghiệp như một pháp nhân độc lập, tuân thủ quy định về vốn điều lệ và cơ cấu tổ chức.

Người nước ngoài: Người nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam dưới các hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020. Họ cần tuân thủ quy định riêng về tỷ lệ sở hữu, mức vốn đầu tư tối thiểu và các điều kiện về ngành nghề.

2. Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp

Trước khi muốn triển khai thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nên cần tham khảo tư vấn từ các công ty luật, công ty tư vấn, luật sư hay các chuyên gia hay trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam. Họ là những người có kinh nghiệm, hiểu biết cả về quy định lẫn thực tiễn để đưa ra các lời khuyên, tư vấn cho khách hàng. Việc tư vấn sẽ giúp cho khách hàng hình dung rõ các bước cần thiết để thành lập một công ty theo quy định cũng như khách hàng có thể tránh được các rủi ro, khó khăn trong quá trình thành lập, vận hành công ty. 

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký

Quá trình chuẩn bị hồ sơ rất quan trọng, vì nó bao gồm nhiều tài liệu chi tiết, quy định tại Điều 22 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, thành phần hồ sơ sẽ được quy định riêng để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật, quản lý hoạt động doanh nghiệp sau khi thành lập. Nhìn chung, hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu chính như: 

+ Điều lệ công ty; 

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật. Lưu ý, trong trường hợp chủ sở hữu, thành viên công ty, cổ đông sáng lập là tổ chức thì sẽ phải có thêm giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật/theo ủy quyền của các đối tượng trên. Các giấy tờ nêu trên nếu do cơ quan nước ngoài cấp thì phải thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng; 

+ Danh sách cổ đông sáng lập/thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên công ty hợp danh; 

+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

+ Các tài liệu khác tùy vào từng loại hình doanh nghiệp 

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp nộp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2020. Hồ sơ sẽ được kiểm tra về tính đầy đủ và hợp lệ.

Bước 4: Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ đạt yêu cầu. Quy trình này có thể mất từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký

Khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện một số thủ tục theo quy định để có thể bắt đầu hoạt động. Các thủ tục đó bao gồm như đăng ký thuế ban đầu, khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng… Dựa vào kinh nghiệm tư vấn và thực hiện dịch vụ ch khách hàng, LawPlus có tổng hợp những việc doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập công ty. Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết bài viết tại “12 VIỆC PHẢI LÀM SAU KHI MỞ CÔNG TY

3. Dịch vụ hỗ trợ thành lập Doanh nghiệp tại LawPlus

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý và tư vấn doanh nghiệp, LawPlus cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho quá trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Với LawPlus, các doanh nghiệp mới sẽ nhận được sự hỗ trợ chu đáo, giúp quá trình thành lập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Lựa chọn LawPlus, khách hàng sẽ được: 

  1. Các luật sư, chuyên viên tư vấn về mô hình doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch kinh doanh, ngành nghề, vốn, nhân sự… Đội ngũ chuyên viên và luật sư tại LawPlus đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đảm bảo quá trình thành lập doanh nghiệp của bạn được thực hiện đúng quy định, nhanh chóng và hiệu quả.
  2. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Thay vì tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản, mọi quy trình còn lại sẽ được LawPlus hỗ trợ toàn diện.
  3. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi, làm việc với cơ quan cấp phép trong suốt quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
  4. Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp 
  5. Cam kết bảo mật thông tin. Trong suốt quá trình làm việc, LawPlus cam kết bảo mật mọi thông tin và hồ sơ của khách hàng, đảm bảo quyền lợi và sự riêng tư của doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi qua một trong các số điện thoại sau 02862779399 /0965052039 /0966008030 (WhatsApp, Viber, Zalo). Bên cạnh đó, khách hàng có thể đến trực tiếp tại văn phòng của LawPlus: Phòng 4A, Tầng 4, Tòa nhà số 86 Xuân Thủy, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm.

Bài viết liên quan