Lao động nữ là người lao động thuộc giới nữ và khi tham gia quan hệ lao động có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động. Đồng thời, nhà nước cũng ưu ái dành những quy định riêng để thể hiện sự quan tâm, ưu đãi với loại đối tượng này trên tất cả các phương diện của quan hệ lao động thể hiện rõ thông qua Bộ luật Lao động 2019.và các văn bản liên quan đã điều chỉnh. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành.với nhiều doanh nghiệp lớn tham gia quản lý các mối quan hệ lao động, với mong muốn chia sẽ đến cộng đồng những quy định pháp luật hiện hành,.LawPlus xin điểm qua những chính sách ưu tiên đối với lao động nữ để Quý khách hàng có cơ sở tham khảo.để áp dụng vào doanh nghiệp. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
I. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ
Table of Contents/Mục lục
1. Thời giờ làm việc
Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm việc ban đêm,.làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
– Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao,.vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Đây là điểm mới của Bộ luật lao động nhằm trao quyền lựa chọn cho lao động nữ quyết định có làm việc ban đêm,.làm thêm giờ hay đi công tác xa khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không. Ngoài ra, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng.(đối với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).vẫn có thể phải làm đêm, đi công tác xa theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu được sự đồng ý của người lao động.
2. Thời giờ nghỉ ngơi
Theo quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi thì lao động nữ:
– Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh.do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc/tháng.
– Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng thuổi được nghỉ mỗi ngày.60 phút trong thời gian làm việc.
Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và.được người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động.sẽ được trả thêm tiền lương.tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.
II. Chế độ nghỉ thai sản
1. Thời gian nghỉ thai sản:
– Thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ là 06 tháng.
– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên.thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.và thời gian nghỉ tối thiểu là 04 tháng.
– Lao động nữ có thể đi làm sớm hơn khi đủ các điều kiện:
+ Đảm bảo thời gian nghỉ tối thiểu là 04 tháng;
+ Có xác nhận của cơ sở khám bệnh,.chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;
+ Được người sử dụng lao động đồng ý;
+ Phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Việc người lao động báo cho người sử dụng lao động biết trước thời gian đi làm lại.sớm hơn thời gian nghỉ thai sản theo quy định nhằm tạo sự chủ động cho người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có thể sắp xếp được công việc.cho người lao động nữ cũng như đảm bảo được tiến độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
2. Quyền lợi của lao động nữ khi sinh con
Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trong thời gian nghỉ thai sản.theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp lao động nữ đi làm lại sớm hơn thời gian quy định.thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả,.lao động nữ vẫn tiếp tục.được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.về Bảo hiểm xã hội cho đến khi hết thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ thêm ngoài thời gian quy định.thì có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương.sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
3. Bổ sung các đối tượng được hưởng chính sách về chế độ thai sản
Bộ luật Lao động 2019.quy định các đối tượng sau cũng được hưởng chế độ thai sản tương thích với quy định của pháp luật.về Bảo hiểm xã hội và pháp luật Hôn nhân gia đình:
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai,.người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
+ Lao động nữ mang thai hộ và người lao động.là người mẹ nhờ mang thai hộ
4. Xử lý kỷ luật
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động:
– Đang trong thời gian mang thai;
– Nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi,.lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản,.nuôi con dưới 12 tháng thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật do.thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài.
5. Được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai
Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.cho phép lao động nữ mang thai mà có xác nhận.của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu.tới thai nhi, được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Khi tạm hoãn hợp đồng,.lao động nữ mang thai phải thông báo.cho người sử dụng kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,.thời gian tạm hoãn.do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng.thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh,.chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận.về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
6. Đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản
Người lao động phải được bảo đảm việc làm cũ.khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian.theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019.mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền,.lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn.thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác.cho họ.với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
7. Ưu tiên giao kết hợp đồng mới
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Đây là điểm mới nhằm bảo đảm quyền việc làm,.quyền lao động của lao động nữ.
8. Được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động.được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm đối với người lao động:
– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,.nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
– Là người khuyết tật
– Là người chưa thành niên
Tại các kỳ khám sức khỏe định kỳ, nếu người lao động là nữ sẽ phải được khám chuyên khoa phụ sản.theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện.cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.
9. Được hưởng Bảo hiểm xã hội chế độ thai sản
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, )
– Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì khi sẩy thai,.nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
+ 20 ngày nếu thai từ.05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
+ 40 ngày nếu thai từ.13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
+ 50 ngày nếu thai từ.25 tuần tuổi trở lên.
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và.sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,.người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
10. Được sử dụng cơ sở vật chất trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt,.trữ sữa mẹ tại nơi làm việc (Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt,.trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc,.nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
III. Trường hợp sa thải lao động nữ
Người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động.nếu họ có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp bị sa thải.theo Điều 125 Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không được sa thải người lao động vì lý do kết hôn,.mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Sa thải cũng là một trường hợp đặc biệt của đơn phương chấm dứt hợp đồng.lao động từ phía người sử dụng lao động. Do đó khi sa thải trái pháp luật người sử dụng lao động cũng có các nghĩa vụ.như đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. trái pháp luật. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ
IV. Chuyển công việc đối với lao động nữ
Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,.nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.khi đang mang thai và.có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì lao động nữ sẽ được hưởng.một trong hai chính sách, đó là:
– Được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.
– Giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền,.lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người sử dụng lao động phải cung cấp.đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm,.nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn.và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề,.công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (Phụ lục kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH).
V. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,.trừ trường hợp theo quy định về đương nhiên chấm dứt hợp đồng theo quy định.
– Khi lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu.tới thai nhi.và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể.đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp. Khi đó,.người lao động sẽ được hưởng.trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng.trở lên theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật Lao động năm 2019.
VI. Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam,.thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương,.khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động,.thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần (khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). HÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG N
….
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng Nhà nước.đã đưa ra những chính sách lao động nhằm đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới,.khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên,.hiệu quả để phần nào hiểu được sự khó khăn của người lao động là nữ giới khi làm việc trong những tình trạng thể chất mang thai hoặc nuôi con nhỏ…
Vì vậy, khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động là nữ thì doanh nghiệp.cần hiểu các quy định của pháp luật để áp dụng đúng và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.là nữ trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng tránh những xung đột mâu thuẫn.không đáng có xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động giữa người doanh nghiệp.và người lao động nữ.
Để được tư vấn chi tiết,.cụ thể hơn về các quy định, cách áp dụng, những điều khoản thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ LawPlus.để được tư vấn rõ hơn theo hotline +84 2862 779 399, +84 3939 30 522 hoặc email info@lawplus.vn.
Law Plus