Kết hôn làm phát sinh quan hệ hôn nhân và các chế độ pháp lý giữa vợ và chồng. Trong đó quan hệ về tài sản được thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển như một tất yếu trong cuộc sống. Về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản theo thỏa thuận) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản theo luật định).
Với kinh nghiệm đồng hành cùng quý khách hàng trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, LawPlus xin gửi đến Quý khách các quy định của pháp luật về Chế định tài sản của vợ chồng để Quý khách có thể nắm rõ.
Table of Contents/Mục lục
I.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận
1. Thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (viết tắt là Luật HN&GĐ năm 2014) thì trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Có thể hiểu rằng trước khi đăng ký kết hôn các bên vợ chồng phải lựa chọn chế độ tài sản (CĐTS) của vợ chồng và phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong khối tài sản của mình.
Thời điểm chế độ thỏa thuận tài sản của vợ chồng phát sinh hiệu lực từ lúc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Như vậy, văn bản thỏa thuận là văn bản riêng và không được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cũng như không phải là điều kiện bắt buộc trong thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Nội dung cơ bản của thoả thuận về chế độ tài sản
Căn cứ tại Điều 48 Luật HN & GĐ 2014 thì nội dung cơ bản của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
– Nội dung khác có liên quan.
3. Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu
Theo quy định tại Điều 50 Luật HN & GĐ 2014 thì Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
– Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
– Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
Lưu ý:
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN & GĐ 2014 thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
– Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
– Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
II. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
1.Tài sản chung của vợ chồng
a. Quy định về tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ Điều 33 Luật HN & GĐ 2014 thì:
– Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,.hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,.trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung.hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn.là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất,.được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
b. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
Theo Điều 34 Luật HN & GĐ 2014 đối với tài sản chung buộc phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản.chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
c. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
Theo quy định tại Điều 35 Luật HN & GĐ 2014 thì:
– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản.chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
d. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
– Nghĩa.vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ.do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa.vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ.phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển.khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ.bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của.Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ.khác theo quy định của các luật có liên quan.
2. Tài sản riêng của vợ, chồng
a. Quy định về tài sản riêng của vợ chồng
Theo Điều 43 Luật HN & GĐ 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm:
– Tài.sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
– Tài sản.được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản.được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
– Tài sản.phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
– Tài sản.được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được.thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Ngoài ra,
Tại Điều 11 Nghị định 126/2014/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN & GĐ thì tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật gồm:
– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
b. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Theo quy định tại Điều 44 Luật HN & GĐ 2014 thì
– Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng.và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
– Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
– Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống.duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
c. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
– Nghĩa.vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
– Nghĩa vụ.phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng,.trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định.tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
– Nghĩa vụ.phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
– Nghĩa vụ.phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình thành. Để hiểu rõ hơn về chế định tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 02862 779 399, 03939 30522 hoặc email info@lawplus.vn để được đội ngũ luật sư của LawPlus tư vấn và giải đáp thắc mắc.