Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “International Commerce Terms”, tạm dịch là “Các điều kiện thương mại quốc tế”. Các quy tắc Incoterms là một bộ tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu, giải thích các tập quán thương mại quốc tế phản ánh thực tiễn nghĩa vụ giao nhận hàng hóa giữa bên mua và bên bán trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước vẫn có thể tham khảo các quy tắc Incoterms, tuy nhiên, không thể áp dụng toàn bộ theo Incoterms như các hợp đồng ngoại thương.điều kiện giao hàng theo Incoterms 2020
LawPlus xin gửi đến Quý khách 11 điều kiện giao hàng theo Incoterms 2020 sau đây.
>>> ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Table of Contents/Mục lục
I. Đặc điểm và mục đích của Incoterms:
1. Đặc điểm của Incoterms:
Bản chất của Incoterms là tập quán thương mại quốc tế dành cho hầu hết các loại hàng hóa hữu hình. Đây không phải là hợp đồng và cũng không thể thay thế cho hợp đồng giữa các bên. Incoterms không phải là luật và chỉ phát sinh giá trị pháp lý bắt buộc các bên tuân thủ khi được thỏa thuận lựa chọn áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các điều kiện tương ứng sẽ được áp dụng hợp lý.
Đặc biệt, khi một phiên bản mới của Incoterms ra đời.thì không đồng nghĩa với các phiên bản trước đó bị vô hiệu. Vì thế, các bên vẫn được tự do lựa chọn phiên bản phù hợp với nhu cầu, mục đích của từng giao kết hợp đồng. Do đó, khi lựa chọn áp dụng phiên bản nào thì trong hợp đồng phải thể hiện tên phiên bản Incoterms đó. Phiên bản Incoterms gần nhất vẫn được lựa chọn để áp dụng là Incoterms 2000, Incoterms 2010 và mới nhất là phiên bản Incoterms 2020.điều kiện giao hàng theo Incoterms 2020
2. Mục đích của Incoterms:
Trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trong việc thiết lập các.quy tắc kinh doanh quốc tế, do đó có thể tăng cường nhận thức của các thương nhân về các hiểu lầm.mà có khả năng gây ra thiệt hại có giá trị rất lớn nhờ vào việc phân định rõ ràng nghĩa vụ,.rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Là công cụ hỗ trợ giảm thiểu các tranh chấp có thể tránh được và đồng thời giải quyết các mối quan tâm hiện hữu của ngành công nghiệp.
II. Nội dung Incoterms 2020:
1. Cấu tạo:
Nội dung chính của Incoterms 2020 là cung cấp cho người dùng 11 điều kiện chính thức của ICC liên quan đến thương mại nội địa và quốc tế. Theo đó, 11 điều kiện này được phân chia thành hai phần: (i) Các điều kiện sử dụng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải và (ii) Các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa. điều kiện giao hàng theo Incoterms 2020
2. Các điều kiện giao hàng theo Incoterm 2020:
a. Các điều kiện Incoterms được áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
Kí hiệu điều kiện | Cụm từ | Ý Nghĩa |
EXW | Ex Works | Giao tại xưởng |
FCA | Free Carrier | Giao cho người chuyên chở |
CPT | Carriage Paid To | Cước phí trả tới |
CIP | Carriage and Insurance Paid To | Cước phí và bảo hiểm trả tới |
DAP | Delivered at Place | Giao tại nơi đến |
DPU | Delivery at Place Unloaded | Giao tại địa điểm đã dỡ xuống |
DDP | Delivered Duty Paid | Giao hàng đã nộp thuế |
b. Các điều kiện incoterms được áp dụng cho vận tải đường biển và đường nội địa:
Kí hiệu điều kiện | Cụm từ | Ý Nghĩa |
FAS | Free Alongside Ship | Giao dọc mạn tàu |
FOB | Free On Board | Giao lên tàu |
CFR | Cost and Freight | Tiền hàng và cước phí |
CIF | Cost, Insurance and Freight | Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí |
III. Quy định về các điều khoản Incoterms 2020
1. EXW: giao hàng tại xưởng
– Định nghĩa: là điều kiện người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được .đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm chỉ định (nhà máy hoặc nhà kho), .và địa điểm chỉ định có thể là cơ sở của người bán hoặc không.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi hàng hóa đặt dưới quyền người mua tại .cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định (ví dụ nhà máy, nhà kho, xưởng…). Khi giao hàng, người bán không có nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Lưu ý: Nếu người mua cảm thấy không muốn chịu rủi ro trong quá trình xếp hàng tại nơi nhận hàng, người mua có thể cân nhắc sử dụng điều kiện FCA
– Nơi giao hàng quy định: thường là cơ sở của người bán hoặc nơi người bán thuê để chứa hàng. Nếu có nhiều địa điểm có thể giao hàng và các bên không thỏa thuận địa điểm cụ thể nào tại nơi giao hàng, người bán có thể chọn địa điểm nào thuận lợi nhất cho mình.
– Các chi phí liên quan đến vận chuyển do người mua chịu.
2. FCA: Giao cho người chuyên chở:
– Định nghĩa: Giao cho người chuyên chở được hiểu là người bán hàng giao cho người mua hàng theo 2 cách sau: Hàng hóa được giao khi định đoạt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định và hoàn thành xếp hàng lên phương tiện rồi đem đến địa chỉ định và dỡ hàng xuống. Hàng hóa được xem là hoàn tất khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do ở địa điểm điểm chỉ định theo người mua sắp xếp.
– Chuyển giao về hàng hoá và rủi ro:
Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng cho đến khi hàng hóa được giao. Nghĩa vụ giao hàng của bán hoàn thành khi:
+ Cách 1: nếu nơi giao hàng là cơ sở của người bán, hàng hóa sẽ được giao khi chúng đã được bốc lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng;
+ Cách 2: Nếu nơi giao hàng không là cơ sở của người bán, hàng được chở tới nơi giao hàng, vẫn đang trên phương tiện vận tải chở tới và sẵn sàng để dỡ từ phương tiện vận tải, dưới sự định đoạt của người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định
Như vậy, dù cho giao hàng ở đâu thì địa điểm giao hàng vẫn là nơi mà rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua, và kể từ thời điểm đó, mọi chi phí sẽ do người mua chịu.
– Ngoại lệ: Rủi ro được chuyển sang người mua kể từ ngày quy định,.từ thời điểm được lựa chọn bởi người mua, hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng nếu:
(i) người mua không chỉ định người chuyên chở hoặc người khác theo mục A2
(ii) người mua không thông báo theo mục B10
người mua không thể chỉ định một người chuyên chở/người khác, hoặc
(iii) người chuyên chở/người khác do người mua chỉ định đã không nhận được hàng (đối với hàng đặc định)
– Nơi giao hàng quy định: Nơi giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định
3. FAS: Giao hàng dọc mạn tàu
– Định nghĩa: Có nghĩa là người bán giao hàng cho bên mua: Hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu được chỉ định bởi người mua. Người bán sẽ giao lô hàng.đã được giao như vậy để giao cho người mua.
– Chuyển giao về hàng hoá/rủi ro: Kể từ thời điểm hàng đã được đặt dọc mạn tàu trở đi, toàn bộ rủi ro sẽ do người mua chịu.
– Nơi giao hàng quy định: Như tên gọi (Giao hàng dọc mạn tàu), người bán sẽ có nghĩa vụ giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dọc mạn con tàu do người mua chỉ định. Điểm cần lưu ý đó là người bán giao hàng “dọc mạn tàu”, có nghĩa.người bán không có nghĩa vụ bốc hàng lên trên tàu. Người mua sẽ phải tự bốc hàng lên tàu.
4. FOB: Giao hàng lên tàu
– Định nghĩa: Có nghĩa là người bán giao cho người mua: Hàng hóa được người mua chỉ định và hàng được đặt trên boong tàu. heo đó người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.
– Chuyển giao về hàng hoá và rủi ro: Kể từ thời điểm hàng đã được đặt lên tàu trở đi, toàn bộ rủi ro sẽ do người mua chịu
– Nơi giao hàng quy định: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
5. CFR : Tiền hàng và cước phí
– Định nghĩa: Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng lên tàu do chính người bán book tàu và sắp xếp sao cho hàng yên vị trên tàu tại cảng giao hàng chỉ định thuộc nước người bán.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua. Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế xuất khẩu ( nếu có ), thông quan hàng xuất, chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Người bán thuê phương tiện vận tải quốc tế ( tàu biển ) và chịu trách nhiệm về chi phí đó cho tới khi đến cảng nhập khẩu.
– Nơi giao hàng quy định: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
6. CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
– Định nghĩa: Có nghĩa là người bán giao cho người mua: hàng hoá được người mua chỉ định và hàng được đặt trên boong tàu. Người bán sẽ mua lô hàng đã được giao để giao cho người mua.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Hàng hóa được chuyển giao mất mát hay.hư hỏng khi được đặt trên boong tàu. Và sau đó người mua sẽ chịu mọi chi phí từ thời điểm này. Lúc này người bán đã hoàn thành nhiệm vụ và không còn trách nhiệm.
– Nơi giao hàng quy định: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
7. CPT : Cước phí trả tới và 8: CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
– Định nghĩa:
+ CPT: Giao hàng Cước phí trả đến có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
+ CIP: Người bán giao hàng – và chuyển rủi ro – cho người người mua khi giao hàng cho người chuyên chở do người bán ký kết hoặc mua hàng đã được giao như vậy.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: là thời điểm hàng được giao cho người chuyên chở do người bán ký hợp đồng.
– Nơi giao hàng: địa điểm giao hàng sẽ khác địa điểm chỉ định
Khác nhau:
Trong quy tắc CIP, người bán, ngoài cước phí trả tới, còn phải trả phí bảo hiểm trả tới, .trong khi đối với quy tắc CPT, người bán không phải trả phí bảo hiểm.
9. DAP: Giao hàng tại nơi đến
– Định nghĩa: Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt .dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Nghĩa vụ chịu tất cả rủi ro thuộc về người bán .và chấm dứt cũng như chuyển giao cho người mua khi hàng hóa được giao, trừ các trường hợp sau:
(i) Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.liên quan đến thông quan nhập khẩu theo như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến.việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng;
(ii) Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán.theo mục B10 thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy.định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
– Nơi giao hàng: giống địa điểm chỉ định.
10. DPU: Giao hàng đã dỡ tại nơi đến
– Định nghĩa: Giao hàng đã dỡ tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng .khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua,. đã dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Thời điểm chuyển giao rủi ro khi hàng hóa đã .được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định.
– Nơi giao hàng: địa điểm giao hàng sẽ khác địa điểm chỉ định.
11. DDP: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
– Định nghĩa: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là. người bán giao hàng khi đã thông quan nhập cho hàng hóa, đặt hàng hóa .dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
– Chuyển giao hàng hoá và rủi ro: Nghĩa vụ chịu tất cả rủi ro thuộc.về người bán và chấm dứt cũng .như chuyển giao.cho người mua khi hàng hóa được giao, trừ các trường hợp sau:
(i) Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến thông quan nhập khẩu theo như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa, với điều kiện là hàng .đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng;
(ii) Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục B10 thì.người mua sẽ chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày.cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng,.với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
– Nơi giao hàng: địa điểm giao hàng sẽ giống địa điểm chỉ định.
Kết luận:
Trên đây là bài viết phân tích một số điểm cơ bản và quan trọng của 11 điều kiện giao hàng theo Incoterms 2020. Để hiểu rõ hơn cũng như áp dụng vào thực tiễn, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 02862 779 399, 03939 30522 hoặc email info@lawplus.vn để được đội ngũ luật sư của LawPlus tư vấn và giải đáp thắc mắc.