&ev=PageView&noscript=1 />

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KINH DOANH NHÀ HÀNG TẠI VIỆT NAM

Thị trường Việt Nam đang là một trong những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, kinh doanh các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn hay khu du lịch lại trở thành một xu hướng của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, việc kinh doanh thông qua mở nhà hàng tại Việt Nam buộc nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo các điều kiện nhất định.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư cho người nước ngoài, LawPlus xin gửi đến Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến điều kiện cho người nước ngoài kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam.

1. Kinh doanh nhà hàng không hạn chế đối với người nước ngoài

Theo Biểu cam kết WTO về dịch vụ, dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643) thuộc dịch vụ không bị hạn chế tiếp cận thị trường và không hạn chế đối với quốc gia theo Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc. 

Như vậy, đối với ngành nghề kinh doanh nhà hàng không không thuộc ngành nghề bị hạn chế tiếp cận thị trường và quốc gia (lãnh thổ nơi nhà đầu tư mang quốc tịch) đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Những loại giấy phép cần thiết

Để hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải.được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bên cạnh đó, trong trường hợp thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tiến hành. thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Sau khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện xin. các loại giấy phép cần thiết như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa .cháy, môi trường và một số loại giấy phép bán lẻ. 

2.1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Để được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, người .nước ngoài phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, có hai hình thức phổ biến để đầu tư vào Việt Nam dành cho người nước ngoài: một là, người nước ngoài có thể thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam; hai là người nước ngoài Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam. Khi đó, họ có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam.

Đối với trường hợp thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh đăng ký là Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. 

Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện của nhà đầu tư muốn thực hiện đăng ký loại hình doanh nghiệp nào để thực hiện dự án của mình, đối với thời điểm hiện tại thường sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp được thường được lựa chọn là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hưu hạn hai thành viên; Công ty cổ phần. 

2.2. Giấy phép kinh doanh 

Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Theo đó, đối với kinh doanh nhà hàng (hay cung cấp đồ ăn, đồ uống) buộc tổ chức này phải xin giấy phép kinh doanh. Loại giấy tờ này sẽ do Sở Công thương nơi nhà hàng  đó hoạt động cấp.  

2.3. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Loại hình dịch vụ nhà hàng ăn uống, thì giấy phép an toàn thực.phẩm là điều đầu tiên mà nhà đâu tư cần quan tâm tới trước tiên. Căn cứ theo Luật An toàn thực phẩm 2010, để được xin cấp loại giấy .này, nhà tư nước ngoài cần đáp ứng 3 điều kiện như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:
  1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  2. Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
  3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
  1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  4. Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm:
  1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

2.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy  

Căn cứ theo Phụ lục I về Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy .và chữa cháy (Kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ), Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống thuộc trường hợp quản lý về phòng cháy chữa cháy. Nghĩa là, khi kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cửa hàng ăn uống buộc phải .xin loại giấy phép con này. Đây được xem là “giấy phép con” phổ biến; được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư; chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng; kinh doanh một số ngành bắt buộc phải có.

Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật Phòng cháy chữa cháy và .Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy như sau:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa. cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và. chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử .dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy,. hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác,. phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, .chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ. thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa .cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2.5. Giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ, giấy phép bán lẻ thuốc lá 

Tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh doanh rượu phải thực hiện thủ tục xin cấp .Giấy chứng nhận bán lẻ rượu tại chỗ. Giấy phép này do UBND quận huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cấp. Bên cạnh đó, trong trường hợp bán lẻ thuốc lá, Tổ chức kinh doanh dịch. vụ phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá.

Tham khảo thêm: 

Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn, uống đang trở thành một xu .hướng kinh doanh của rất nhiều người nước ngoài tại Việt Nam. Với những chia sẻ trên, LawPlus hy vọng quý khách hàng có thể hiểu một .phần về hoạt động kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam, đặc biệt là cho người nước ngoài. Để hiểu hơn về lĩnh vực này, liên hệ chúng tôi qua hotline 02862 779 399, 03939 30522 hoặc .email info@lawplus.vn sẽ được đội ngũ LawPlus tư vấn và giải đáp thắc mắc. 

Bài viết liên quan