Một sản phẩm hay một quy trình có tính ứng dụng trong cuộc sống sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy giải pháp hữu ích có gì khác với sáng chế. Đăng ký giải pháp hữu ích thực hiện như thế nào? LawPlus xin được gửi đến Quý khách hàng bài viết phân tích sau.
Table of Contents/Mục lục
1. Khái niệm
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết .một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Giải pháp hữu ích được hiểu là giải pháp kỹ thuật mới .so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp.Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích là .2 loại văn bằng bảo hộ của sáng chế được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của.chủ sở hữu đối với sáng chế đã được đăng ký và chấp thuận bảo hộ.
2. Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích
Tiêu chí | Sáng chế | Giải pháp hữu ích |
Khái niệm | Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. | Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. |
Điều kiện bảo hộ | – Tính mới
– Tính sáng tạo – Khả năng áp dụng công nghiệp |
– Tính mới
– Khả năng áp dụng công nghiệp |
Thời gian bảo hộ | 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế. | 10 năm kể từ ngày nộp đơn. |
Đối tượng bảo hộ | Các sản phẩm hoặc quy trình | Thường chỉ được bảo hộ đối với sản phẩm |
Hình thức bảo hộ | Bằng độc quyền sáng chế | Bằng độc quyền giải pháp hữu ích |
3. Người có quyền đăng ký bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
- Người được tác giả sáng chế hoặc cá nhân/tổ chức đầu tư tạo ra sáng chế chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân/tổ chức khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản để thừa kế sáng chế.
4. Thủ tục đăng ký bằng đôc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích gồm:
- 2 tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế.
- 2 bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (bao gồm phạm vi bảo hộ).
- 2 bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích.
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác).
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
5. Cơ quan tiếp nhận và cách thức nộp hồ sơ
Quý khách hàng có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM và Đà Nẵng.
Ngoài cách nộp trực tiếp, Quý khách hàng.có thể nộp online tại Cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc.nộp qua đường bưu điện.
Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách .có thể liên hệ với Law Plus qua website, hotline 02862 779 399 / 0965 052 039 / 0966 008 030 (WhatsApp, Viber, Zalo) hoặc email info@lawplus.vn.